Điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính hiện nay khá phổ biến. Căn bệnh này hầu hết xảy ra ở khắp mọi nơi nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới và ôn đới. Hãy cùng Traiga.vn tìm hiểu sâu hơn một chút về căn bệnh này nhé!

Bệnh tụ huyết trùng trên gà

Bệnh tụ huyết trùng trên gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là căn bệnh liên quan đến gia cầm rất phổ biến ở Việt Nam do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới. Bệnh tụ huyết trùng trên gà rất nguy hiểm khi tìm ẩn khả năng gây tử vong cho cả đàn gà. Lý do là bởi bệnh này mang tính truyền nhiễm và dễ lây lan trong cộng đồng do vi khuẩn Pasteurella aviseptica. Đây là loại cầu trực khuẩn rất nhỏ, 2 đầu tròn, chúng có hình như quả bóng bầu dục hoặc hình tròn.

Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà
Những con gà chết do mắc căn bệnh tụ huyết trùng ở gà

Chúng tấn công gà qua từ hệ hô hấp qua đường tiêu hóa và dẫn đến quá trình ủ bệnh. Nguyên nhân chính là do trong trong thức ăn hoặc nước uống của gà có chứa mầm bệnh. Ở bất kỳ lứa tuổi nào thì gà cũng đều có khả năng mắc bệnh. Thời gian xuất hiện bệnh được ước tính rơi vào khoảng 3 tuần đầu tiên.

Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Khi cơ thể chúng có những ổ huyết xuất hiện dưới da, màng niêm mạc, gan gây hoại tử là những dấu hiệu bệnh đang trở nên trầm trọng hơn. Bệnh tụ huyết trùng ở gà được phân chia ở các thể khác nhau.

Thể quá cấp

  • Gà có thể chết chỉ sau 1h. Đối với gà lớn và có sức khỏe tốt hơn thì khoảng trong 1 ngày.
  • Màng tim bị xuất huyết và sẽ xuất hiện chất dịch màu vàng.
  • Lá gan cũng xuất hiện các điểm bị hoại tử màu vàng ngà.
  • Phổi phù, lách sưng to.
Thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Thể quá cấp
  • Tình trạng này có thể nhận thấy được khi gà có những biểu hiện như đột ngột nhảy cẩng lên, lăn quay rồi chết. Hoặc chết trong lúc nó ngủ.

Thể cấp tính

  • Gà sẽ bị sốt khoảng 44 độ C.
  • Hai cánh buông lỏng, mắt nhắm, bị chảy nước ở phần mắt, mũi, miệng và nằm im không cử động.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở, bỏ bữa.
  • Tiêu chảy trong phân có máu.
  • Tình trạng phân lỏng, nhầy, từ màu hơi trắng bắt đầu chuyển sang màu xanh hoặc nâu đen.
  • Lông xù xì, da chuyển sang thâm tím.
  • Tỉ lệ chết cũng diễn ra rất nhanh chỉ sau thể quá cấp.
Phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà

Thể mãn tính

  • Tiêu chảy, phân có màu vàng.
  • Đi đứng chập choạng hay bị ngã do phần khớp bị viêm.
  • Đầu bị ngoẹo sang một bên.
  • Phần mí mắt xuất hiện ổ viêm.
  • Xuất hiện một vài triệu chứng phù nề, sưng ở mào, tích. Sau đấy vài ngày sẽ hình thành các lỗ nhỏ có chứa dịch nhầy màu vàng. Nhìn rất giống bệnh cúm gà.
  • Thể này cần nhanh chóng đưa ra cách điều trị kịp thời, nếu không thì gà sẽ tử vong.

Thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Khi gà mắc phải căn bệnh này thì nên mua kháng sinh cho gà để điều trị nhằm tránh lây lan bầy đàn.

  • Flumequin-20: 20ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 ngày.
  • Flumex-30: 15ml/100kg P/ngày sử dụng trong vòng 3 ngày.
  • Norflox-10: 25ml/100kg P/ngày sử dụng trong vòng 3 ngày.
  • Enro-10: 25ml/100kg P/ngày sử dụng trong 3 vòng ngày.
  • T. Colivit: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 vòng ngày.
  • T. Avimycin: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong vòng 3 ngày.
  • T. Flox. C: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 vòng ngày.
  • T. Umgiaca: 20g/100kg P/ngày sử dụng trong 3 vòng ngày.
  • Moxcolis: 1g/2lít nước sử dụng trong vòng 5 ngày.
  • Nexymix: 1g/3lít nước sử dụng trong vòng 5 ngày.
  • Sultrimix Plus: 1g/1-2lít nước sử dụng trong vòng 5 ngày.
  • Amilyte hoặc Vitrolyte: 1 – 2g/lít nước uống.
  • Soramin hoặc Livercin: 1 – 2ml/lít.
  • Zymepro: 1g/1 lít nước uống.
  • Hoặc trộn 100g Perfectzyme /50kg thức ăn.
  • Bổ sung thêm dưỡng chất có chứa vitamin K sẽ giúp làm giảm tụ máu.

Phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Với các biện pháp phòng tránh được chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho gà nhà bạn không lo mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà.

Vệ sinh chuồng sạch sẽ

Nên thường xuyên tiến hành dọn dẹp chuồng trại.

Khử trùng chuồng với dung dịch sát khuẩn.

Rửa sạch dụng cụ chứa thức ăn và nước uống mỗi ngày, không được chồng dồn.

Thức ăn và nước uống cho gà cần đảm bảo vệ sinh.

Nhập giống gà mới về cần được đưa đi cách ly trong khoảng thời gian 30 ngày. Giúp ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu phát hiện ổ bệnh.

Vệ sinh toàn bộ khu vực chuồng trại trong vòng 2 tháng bằng Ultraxide 4-6ml/1 lít nước.

Không nên cho gà ra ngoài khu vực chuồng.

Tiêm vắc xin

Nên tiến hành tiêm vắc xin cho gà để phòng ngừa trước khi bùng phát dịch như Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin, Bio – Sone, Neotezol, Ampicillin, Genta-tylo, Bio – P002,…

Hoặc có thể sử dụng loại vắc xin vô hoạt phèn chua. Loại vắc xin này đang được sử dụng rất rộng rãi ở nước ta vì giá thành hợp lí, hiệu quả lại cao. Tiêm nồng độ 1ml/con, miễn dịch trong khoảng thời gian 6 tháng.

25 ngày sau khi sinh thì gà cần được tiêm ngừa để phòng bệnh.

Tăng sức đề kháng cho gà

Có thể bổ sung thêm vitamin và các chất điện giải hòa trộn vào thức ăn cho gà như Vitamin C, B – complex,… giúp cho gà thích ứng với môi trường sống.

Cho gà uống thêm men tiêu hóa để giúp gia tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Định kì nên cho gà uống Soramin 1-2mm/lít nước nhằm giúp hỗ trợ quá trình thanh lọc và giải độc gan, thận.

Bổ sung thêm vitamin và các chất điện giải.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể điều trị được nếu như các bạn nắm rõ các biện pháp phòng ngừa, cũng như là cách điều trị. Căn bệnh này rất dễ lây lan trong những mô hình trang trại gà ở nước ta. Vì thế, bài viết này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy! Hãy cùng Traiga.vn để cập nhật những bệnh gà thường gặp cũng như phương pháp chữa trị, phòng ngừa khi gà bệnh.

Tổng hợp Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn