Cách Trị Dứt Điểm Căn Bệnh Thương Hàn Hay Mắc Phải Ở Gà

Bệnh thương hàn ở gà hiện nay rất phổ biến ở trong các trang trại chăn nuôi. Bệnh này mang tính truyền nhiễm và lây lan khá nhanh chóng, gây ra một số thiệt hại nặng nề. Traiga.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn ở gà là gì?

Bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn ở gà là gì?

Là căn bệnh do sự tấn công của con vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Đây là con virút thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột). Sống trong cả động vật máu nóng, máu lạnh và môi trường. Căn bệnh này cực kì nguy hiểm, quá trình lây lan diễn ra rất nhanh cho cả đàn gà.

Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn ở gà
Chủ yếu tập trung ở gà trưởng thành và gà đẻ trứng.

Lứa gà dễ mắc bệnh?

Xuất hiện ở mọi lứa từ gà mới đẻ, mấy tuần tuổi đến gà trưởng thành. Thông thường, lứa gà mà hay mắc bệnh nhiều nhất đó chính là gà trưởng thành và gà đẻ trứng. Có 2 thể

  • Thể cấp tính thường xuất hiện ở gà con mới đẻ hoặc mấy tuần tuổi.
  • Thể mãn tính tập trung nhiều ở gà trưởng thành và gà đẻ trứng.

Căn bệnh này được phát hiện lần đầu vào năm 1891 ở Anh. Hiện nay, hầu hết các trang trại gà trên thế giới cũng đã mắc phải căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn ở gà

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến căn bệnh này

Lây từ gà mẹ sang gà con

Các con virút Salmonella từ trong buồng trứng của gà mẹ di chuyển qua phôi. Hoặc cũng có thể từ phía lỗ huyệt di chuyển qua trứng. Những con vi khuẩn này rất linh động. Nó từ đó sẽ tiếp tục đi qua mấy ấp trứng. Hậu quả là gà con bị nhiễm mầm bệnh. Nếu không phòng ngừa và phát hiện kịp thời thì có thể ảnh hưởng cả đàn gà.

Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà
Gà con ủ rủ, gầy còi.

Gà mang mầm bệnh

Những con gà đang bệnh hoặc gần chết cũng là nguyên nhân truyền nhiễm sang những con gà khỏe mạnh chung chuồng. Thường tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp đều cũng sẽ bị bệnh thương hàn ở gà.

Gà trống mắc bệnh

Gà trống khi mắc bệnh cũng sẽ lây quá các đường khác nhau

  • Lây qua cho gà mẹ khi giao phối.
  • Gà trống mắc bệnh nên trứng thụ tinh cũng bị nhiễm bệnh.
  • Lây qua đường tiêu hóa.

Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà

Tùy vào lứa tuổi gà mắc bệnh sẽ có những cấp độ nguy hiểm và triệu chứng khác nhau. Tỉ lệ tử vong ở căn bệnh này rất là cao khoảng 80%. Qúa trình phát bệnh diễn ra trong khoảng gần 1 tuần đầu tiên, diễn biến nhanh gây thương vong cho cả đàn gà.

Ở gà con

Phải theo dõi qua từng ngày tình trạng bệnh thương hàn ở gà, ngăn chặn sự lây lan bầy đàn.

Vào ngày 18

Giai đoạn này chuyển từ máy ấp qua máy nở xuất hiện các hiện tượng như

  • Phôi chết nhiều tuy có mổ mỏ.
  • Phôi yếu ớt, còi cọc.
  • Hay tụ lại gần đèn sưởi ấm.

Vào ngày 21

Thuốc đặc trị bệnh thương hàn ở gà
Gà con mắc bệnh thương hàn.
  • Do gà yếu nên không đạp vỏ chui ra được, gà chết.
  • Gà đi phân thường hay bị dính vào hậu môn , đóng cục.
  • Phân hơi nhầy, có màu trắng. Thường sẽ bị tiêu chảy.
  • Phần gan, lá lách bị sưng to nổi hạt li ti màu trắng.
  • Tim, phổi, màng bụng, dạ dày bị hoại tử.
  • Màng tim có chảy dịch vàng,
  • Viêm niêm mạc ruột, viêm khớp.

Thường vào những ngày này tỉ lệ chết sẽ cao hơn. Được chia qua 2 giai đoạn có tỷ lệ tử vong cao nhất

Giai đoạn 1
  • Thường xuất hiện vào thời kì đầu sau khi nở trứng khoảng gần 7 ngày.
  • Nguyên nhân chết là do bị con virút Salmonella lây từ trứng bị nhiễm bệnh.
Giai đoạn 2
  • Gà chết trong khoảng gần 14 ngày sau khi nở.
  • Trong quá trình bị nhiễm mầm bệnh từ máy ấp trứng.

Ở gà trưởng thành và gà đẻ trứng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh thương hàn cho gà
Gà trưởng thành mắc bệnh thương hàn.
  • Phân lỏng, có màu xanh.
  • Da màu sậm hơn, ốm yếu.
  • Mào nhạt hẳn đi, người khô héo, thiếu nước.
  • Đối với gà mái, khả năng sinh nở giảm mạnh.
  • Phần bụng trữ nước do mắc bệnh viêm buồng trứng, viêm phúc mạc.
  • Phần ruột bị viêm đỏ, có hiện tượng lở loét sâu.
  • Tướng đứng bụng phệ xuống như chim cánh cụt cũng là 1 dấu hiệu rất điển hình.
  • Trở nên kén ăn, sụt cân 1 cách nhanh chóng.

Thuốc đặc trị bệnh thương hàn ở gà

Để điều trị được bệnh thương hàn ở gà cần phải tiêm chủng và cho uống kháng sinh. Sau đây là những lọai thông dụng mà các bác sĩ thú y khuyên dùng

Nhận dạng trứng bị nhiễm bệnh.
  • Vime Floro FDP 1ml/ngày/ lần, uống 4-5 ngày.
  • Tylovet 1ml/ngày/ lần, uống 4-5 ngày .
  • Enroxic LA 1ml/48giờ/1 liều, uống 3 liều (3 ngày).
  • Ngoài ra sử dụng các kháng sinh như: Flophenicol, Enrofloxacin,  Colistin, Doxycyclline, Norfloxacin…
  • Bổ sung thêm Vimekat 1ml/ngày/lần, uống khoảng 2-3 liều. Giúp nâng cao sức đề kháng chống lại các con vi khuẩn có hại.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh thương hàn cho gà

Chữa bệnh thương hàn ở gà rất tốt kém, mất thời gian và gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Chính vì thế, biện pháp tối ưu nhất đó chính là phòng ngừa nó.

Giữ gìn vệ sinh chuồng trại.
  • Diệt cỏ tận gốc ngay lúc đầu, không nhập trứng ấp ở những nơi có bệnh.
  • Cách ly con có mầm bệnh ra khỏi chuồng, chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh lây lan.
  • Những con gà, trứng mới nhập về cũng cần được cách ly.
  • Vệ sinh chuồng trại mỗi tuần 2 lần để tránh phát sinh mầm bệnh.
  • Rửa sạch các dụng cụ cho gà ăn uống hằng ngày.
  • Thay nước uống mỗi ngày, nước uống phải đảm bảo sạch.
  • Không được để nước ứ đọng trong chuồng trại, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở.
  • Dùng chất Formol tiêu diệt mầm bệnh trong lò ấp trứng.
  • Kiểm tra máu gà định kì. Tỷ lệ quá 20% khả năng nhiễm bệnh không được làm giống.
  • Bổ sung thêm các hàm lượng Vitamin, khoáng chất, chất điện giải tăng sức đề kháng cho gà.

Bệnh thương hàn ở gà xuất hiện ở nước ta trong rất nhiều năm nay. Gây ra nỗi lo lắng cho các trang trại nuôi gà. Cùng Traiga.vn để biết thêm các thông tin về bệnh gà từ các chuyên gia bác sĩ thú y lâu năm nhé!

Tổng hợp Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn