Kỹ Thuật Nuôi Gà Bán Thả Vườn Từ A Đến Z!

Nuôi gà ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với các hộ nông dân nhỏ, nông dân thành thị, nông dân ở nhà,… Nhiều người đang nhận ra sự khác biệt giữa thịt; trứng gà nhà và thịt; trứng từ gà công nghiệp. Vì vậy, bà con nông dân sẽ có thêm một lượng khách hàng mới đến từ những người bắt đầu chuyển sang tiêu thụ thịt gà thả vườn nếu biết và áp dụng những kỹ thuật nuôi gà siêu thịt, siêu trứng, tăng trưởng nhanh dưới đây!

kỹ thuật nuôi gà thả vườn
Kỹ thuật chăm gà thả vườn hay

Hơn 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm như một nguồn thực phẩm, cho cả thịt và trứng của chúng. Gà được nuôi để lấy thịt được gọi là gà thịt, những con được nuôi để lấy trứng được gọi là gà đẻ trứng. Một số gà mái có thể đẻ trên 300 quả trứng mỗi năm. Gà tự nhiên sẽ sống từ 6 năm trở lên. Sau 12 tháng, năng suất của gà mái sẽ bắt đầu giảm. Đây là lúc phần lớn gà đẻ chuyển sang gà thịt. Gà cũng có lợi trong các hoạt động canh tác đa dạng bằng cách giúp kiểm soát sâu bệnh, cung cấp nguồn thu nhập quanh năm và sản xuất phân có hàm lượng nitơ cao để làm phân bón.

Cùng Traiga.vn tham khảo thêm những kỹ thuật hay để tận dụng tối ưu những lợi ích từ việc chăn nuôi gà đem lại nhé!

Tiêu độc, khử trùng chuồng trại ở cả 2 khu vực chăn nuôi và chăn thả

Trước khi đưa gà mới vào chuồng, nên sử dụng loại thuốc Formol 2%  với liều lượng 20ml formol thì cho 1 lít nước. Ngoài ra bà con có thể sử dụng các loại thuốc khác như Iodine, Virkon… để khử trùng mọi mặt trận trên các phần nền, phần mái, phần tường, rèm che… (khu vực chăn nuôi) và tường rào, vật dụng để bên ngoài như máng ăn, máng uống, kể cả gốc cây.

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn theo hình thức bán chăn thả

Chỗ ở

Chuồng trại

Chuồng nuôi: Phải đảm bảo chọn vị trí cao ráo, dễ thoát nước, xa khác khu chợ, đường giao thông… Cần lưu ý nền chuồng cần cao hơn so với mặt đất xung quanh 30 – 50cm; xây bằng xi măng hoặc xây gạch; có độ dốc nhất định để khi rửa chuồng, nước sẽ trôi về một phía. Phần mái lựa chọn loại không hấp thụ nhiệt, chìa ra so với tường từ 1- 1,5m giúp nước mưa không làm ướt chuồng. Phần hiên rộng so với tường khoảng 1m để thuận tiện đi lại, chăm sóc đàn gà. Bên ngoài hiên nên có một rãnh thoát nước. Bà con cũng nên lưu ý đảm bảo diện tích từ 1m2 cho khoảng 8 – 12 con gà là thích hợp nhất.

Bãi chăn thả gà

Bà con nông dân có thể bố trí thêm cây xanh để có bóng mát cho gà. Nên trồng cây cách hiên chuồng nuôi từ 4 – 5m. Tán cây che nắng cần cao hơn chuồng nuôi. Vườn chăn thả nên là khu đất bằng, tránh việc có những vũng nước tù đọng. Lí do vì gà có thể uống nước từ những vũng nước đó và có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh. Bao xung quanh bãi chăn thả nên sử dụng lướt mắt cáo hoặc rào bằng phen che. Diện tích bãi chăn thả đảm bảo từ 0,5 đ đến 1m2 cho 1 con gà.

Chuẩn bị con giống

cách nuôi gà con thả vườn
Cách chọn giống gà con

Bà con có thể áp dụng những kỹ thuật nuôi gà phổ biến sau. Nên chọn những con giống từ khác tổ hợp lai. Lí do vì chúng có tỉ lệ sống cao hơn, có khả năng chống chọi với bệnh tật, cho năng suất tốt. Tuy nhiên, bà con nông dân cần xác định người mua gà của mình là ai, thích giống gà nào để dễ bán hơn. Một số giống gà lai bà con có thể chọn như gà lai mía, gà lai chọi, gà lai gà ri… Con giống nên chọn con mỏ không vênh; mắt sáng; lông mềm, bông; chân gà mập mạp; đi lại khỏe mạnh bình thường. Đặc biệt không nên chọn con gà hở rốn vì chúng khó lớn, khó phát triển, dễ bị nhiễm trùng, nhanh chết.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà (úm gà, thức ăn, nước uống)

Kỹ thuật nuôi gà giai đoạn úm

  • Sau khi mua gà con 1 ngày tuổi, bà con nhanh chóng đưa vào chỗ nuôi úm. Gà con trong quá trình đi xa về sẽ bị stress do nhiệt (mất nước). Chúng cần nước trước, sau khoảng 5 – 6 giờ, bà con hẵng cho chúng ăn sau. Lưu ý không nên cho gà ăn quá nhiều, tránh lãng phí. Một ngày có thể cho ăn nhiều lần, mỗi lầ lấy đổ thức ăn khoảng 1/4, 1/5 máng nhỏ.
  • Nhiệt độ: 1-2 tuần tuổi nhiệt độ úm là 30 – 34 độ C; 3 -5 tuần tuổi nhiệt độ úm là 27 – 30 độ C; Tuần 6 là 21 – 25 độ C.
  • Quây úm: Gà sẽ lớn dần trong quá trình nuôi úm. Vì vậy, cách 7 – 10 ngày, bà con cần mở rộng quây úm 1 lần.
  • Thả gà sau úm: Khi gà sau 1 tháng tuổi có thể thả gà ra ngoài từ từ để chúng vận động, vui chơi.

Kỹ thuật nuôi gà sau úm – xuất bán

  • Thức ăn: Bà con chủ động bổ sung thức ăn trong chuồng nuôi là chính. Bà con có thể tự phối trộn thức ăn để giảm chi phí. Áp dụng kỹ thuật nuôi gà theo tỉ lệ 25 – 30% cám đậm đặc; 60 – 65% là cám ngô; 10 – 15% cám gạo tẻ cho ăn từ 2 – 3 ngày. Bà con bảo quản trong bao để cho ăn hàng ngày nhé.
  • Thức uống: Vệ sinh nước uống mỗi ngày. Cả máng uống và máng ăn cần được rửa sạch mỗi ngày. Thực tế cho thấy những con gà thả vườn rất hay mắc các loại bệnh về đường ruột. Được biết, nguyên nhân chủ yếu là do không áp dụng đúng các kỹ thuật nuôi gà, đảm bảo vệ sinh các dụng cụ ăn uống hàng ngày. Thông thường, lượng nước uống sẽ gấp đôi lượng thức ăn cho gà.

Một số lưu ý chống nóng và phòng bệnh cho gà

kỹ thuật phòng bệnh nuôi gà
Các biện pháp phòng tránh nóng và tránh bệnh cho gà
  • Những con gà thường xuyên há mỏ to khi trời nắng nóng. Lí do vì nhiệt độ cao, chúng há mỏ thở gấp để thải nhiệt. Khi đó bà con nông dân nên lùa gà ra khu chăn thả. Trong trường hợp không lùa được, bà con nên bật quạt (cùng hướng với hướng gió) trong chuồng, phân gà ra nhiều chuồng, tránh mật độ gà quá dày. Nếu có điều kiện, bà con có thể lắp đặt máy phun nước trên mái chuồng. Hoặc không, bà con có thể trồng cây dây leo để tránh nóng cho gà.
  • Bà con cần vệ sinh, tiêu độc trước khi đi vào khu chăn nuôi. Định kỳ 15 ngày phun thuốc sát chuồng một lần để tránh gây bệnh cho gà.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật nuôi gà mà Traiga.vn gửi đến bà con đọc tham khảo. Bà con có thể xem thêm các giống gà nuôi năng suất như gà nước lấy thịt, gà gà rốt ri và gà chọi khác tại đây nhé!

Tổng hợp Traiga.vn

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn