Gà Nòi – Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Phân Biệt

Gà nòi hay còn gọi là (gà đá, gà cựa, gà chọi). Là 1 giống gà nội địa của Việt Nam được nuôi chuyên dụng cho những trận đá gà. Gà nòi sở hữu khí chất dũng mãnh, dáng vẻ oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là 1 trong các giống gà tiêu biểu của Việt Nam.

1. Đặc điểm bên ngoài của gà nòi

Nguồn gốc

Gà nòi được nuôi ở rất nhiều địa phương trên khắp đất nước Việt Nam. Mỗi vùng miền đều có một tên gọi khác nhau.

  • Gà nòi ở miền Bắc còn có tên gọi khác là gà chọi. Theo tiếng Bắc thì chữ “Chọi” mang ý nghĩa là đánh nhau.
  • Ở miền Trung người dân vẫn hay thường gọi gà nòi là gà đá. 
  • Còn ở miền Nam thì tên gọi được giữ nguyên.

Đặc điểm ngoại hình gà nòi giống

gà nòi

Gà nòi giống miền Bắc

Gà chọi miền Bắc là dòng gà dùng đòn thế để tấn công. Khi ra đòn chậm nhưng mạnh, trúng đòn cũng ảnh hưởng nhiều đến tính mạng. Những loài gà chọi hay nhất miền Bắc thường tới từ:

  • Nổi tiếng ở miền Bắc thì có thể nói đến là gà Thổ Hà (Bắc Giang), Đồ Sơn (Hải Phòng).
  • Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội).
  • Không những thế còn có các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La.

Gà nòi miền Bắc thường là những giống gà đòn truyền thống đã có từ lâu đời tại Việt Nam. Nếu bây giờ đá gà cựa đang dần vững mạnh thì đá gà đòn vẫn luôn có một chỗ đứng. Đặc biệt trong các ngày hội đá gà thì các chú gà chọi hay nhất miền Bắc luôn được tranh tài cùng nhau.

Các hoạt động mua bán gà chọi miền Bắc cũng diễn ra vô cùng sôi nổi. Tại khu vực Hà Nội và đặc biệt tập hợp nhiều ở khu vực Nghi Tàm, Lặng Phụ là có tiếng nhất. Hoặc các chợ gà chọi có tiếng và được các nhà đá gà thường xuyên tới lui.

Gà giống nòi miền Trung

Miền Trung có rất nhiều lò gà tên tuổi như: Ninh Thuận với gà Phan Rang, Khánh Hòa có gà Vạn Giã, Gò Dúi, Quảng Ngãi có chiến kê Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng nhất là gà đòn ( gà đòn Bình Định ). Nếu đá gà liên tỉnh, những nơi gặp gà chọi Bình Định phải cẩn trọng.

Bình Định sở hữu nhiều lò gà nổi danh như: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải), Hoài Ân với gà Mộc Bài (Ân Phong), Phù Cát có gà Cát Chánh, Tuy Phước có gà Gò Bồi, Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có siêu chiến kê Bắc Sông Kôn.

Trong các giống gà nói trên thì gà chọi Khánh Hòa và gà nòi Bình Định là các cái tên đại diện cho những giống gà miền Trung. Chẳng những đẹp về mẫu mã vóc dáng mà trong mỗi trận đá gà thì những chiến kê này luôn có các cách đá khắc chế lối đá của gà chọi đối thủ. Đó là những điểm mạnh và điểm thu hút của mỗi trận đá gà miền Bắc, miền Trung.

Gà nòi Miền Nam

Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm. Không những thế, ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là 1 hình thức sát phạt, người ta thường chọn cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về bõ bèn, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà.

Gà nòi cựa hay còn được gọi với cái tên gà nòi. Nhưng để phân biệt được với giống gà nòi của Miền Bắc, nên người ta gọi là gà cựa hay gà nòi cựa, do người dân từ Chiêm Thành di cư vào miền Nam. Lúc đi họ đem theo lương thực là các giống gia cầm, 1 số đã sống sót và phát triển thành gà nòi ngày nay.

2. Các giống gà nòi nổi tiếng tại Việt Nam

Nếu nói về mức độ nổi tiếng, đa tài thì hai giống gà tới từ miền Trung và miền Nam sẽ là các ứng viên sáng giá nhất, là nơi tập hợp của các giống gà chọi hay nhất Việt Nam. 

Gà đòn Bình Định

gà nòi

Gà chọi gắn liền với miền đất võ Bình Định nhờ sở hữu tầm vóc cao lớn, xương chắc khỏe, cơ bắp phát triển chắc nịch. Tạo nên 1 khí chất bên trong mỗi chiến kê. Khả năng chịu đòn và thi đấu dai sức là điểm cộng lớn nhất của gà Bình Định. Mỗi con gà chọi Bình Định chịu được khoảng 40 hiệp đấu liên tiếp (mỗi hiệp 20 phút và nghỉ 5 phút).

Đặc điểm dễ nhận biết ở gà Bình Định là ở phần đầu, cổ, ngực, đùi đều rất thưa lông. Nhưng lông ở phần cánh lại rất phát triển, giúp hỗ trợ trong các lần bay cao để tung đòn.

Gà nòi Chợ Lách

gà nòi

Gà nòi Chợ Lách có bộ lông óng mượt, chân vuông, ngực ưỡn và lưng cong. Loại gà này có sức đề kháng rất tốt nên rất ít bị mắc những bệnh vặt như sổ mũi, khò khè. Và khả năng mắc bệnh cúm gia cầm là rất thấp. Bên cạnh đó, giống gà Chợ Lách ở Bến Tre có sức bền bền bỉ và khả năng chiến đấu cực cao. Nên được người trong giới chơi gà nhận định là giống gà đá hay và thường gọi chúng là “kỳ kê” hay “hùng kê”.

Gà tre Tân Châu

gà nòi

Gà Tre Tân Châu có đặc điểm vượt trội nhờ bộ lông cườm, lông mã sặc sỡ, bộ đuôi dày, dài. Đã chiếm được nhiều thiện cảm của mọi người và đang được giới chơi gà cảnh chọn lựa. Để phục vụ cho thú chơi này, người chơi cũng phải bỏ ra không ít công sức. Từ việc lai tạo giống, vệ sinh chuồng trại đến việc cho gà ăn cũng tốn kém nhiều thời gian.

Về nguồn gốc của giống gà tre Tân Châu thì chúng được lai tạo từ gà rừng Tân Châu với giống gà tre Nhật Bản – vốn là giống gà kiểng xưa, được vua chúa, quý tộc của Nhật ưa thích. Chúng theo chân các doanh nhân người Nhật tới Việt Nam. Những nghệ nhân Tân Châu đã lai tạo và thuần dưỡng qua nhiều đời để hình thành nên giống gà tre Tân Châu tuyệt đẹp bây giờ.

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn