Bệnh Đậu Gà Và Những Phương Pháp Điều Trị Mới Năm 2021

Bệnh đậu gà do virút Avian pox, giống Avipoxvirus, họ Poxviridae gây ra. Độ tuổi phổ biến nhiều nhất mà gà có thể mắc bệnh đó chính là dưới 50 ngày tuổi. Tỉ lệ những giống gà mái, gà tây dễ mắc bệnh nhiều hơn so với chủng loại khác. Chưa có kiến thức về cách nhận biết và điều trị về căn bệnh này, hãy cùng Traiga.vn đi tìm phương pháp chữa trị cho con gà của mình nhé!

Bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà là gì?

Bệnh đậu gà
Bệnh này khá phổ biến tại nước ta.

Bệnh đậu gà (hay còn gọi là Fowl pox) là căn bệnh truyền nhiễm do virut đậu gà gây nên. Chúng thường sống kí sinh ở môi trường sống xung quanh chuồng trại và lây lan nhanh chóng qua rất nhiều đường khác nhau. Tấn công hệ miễn dịch làm cho gà chán ăn, bỏ bữa từ đó dẫn đến gây ra các bệnh khác. Bệnh của gà sẽ trở nên nặng hơn, có thể dẫn tới tử vong.

Thường những dấu hiệu mắc bệnh của gà sẽ là niêm mạc mắt, miệng có mụn. Dần các nốt mụn này bắt đầu có hiện tượng viêm loét, chảy mủ dẫn đến viêm niêm mạc, viêm phổi và tiêu chảy. Nặng nề hơn là gây ra thương vong cho cả đàn gà vì quá trình lây lan rất nhanh chóng.

Nguyên nhân gây bệnh đậu gà

  • Điều đầu tiên nhắc đến là do môi trường sống. Bởi virut bệnh đậu gà sống được trong tất cả các điều kiện môi trường. Thời tiết giá rét, hanh khô, ẩm ướt hoặc hay ánh sáng gắt,… luôn không phải vấn đề với chủng virut này.
Các triệu chứng khi gà mắc bệnh đậu gà
Con virút tấn công qua nhiều đường khác nhau gây ra bệnh.
  • Lây lan khi da xuất hiện vết trầy do tiếp xúc với những con gà nhiễm bệnh chung chuồng.
  • Những con ruồi hay muỗi là loài vật trung gian trong quá trình truyền nhiễm.
  • Virút này sống kí sinh trong trại gà, khi gà ăn uống vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Đây đều là một số những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp trong quá trình gà bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng khi gà mắc bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà được phân chia làm 3 loại khác nhau

Bệnh phát ngoài da

Vị trí phát bệnh ngoài da

Mọc những cục u ở các vị trí như mắt, mí mắt, miệng, hậu môn, cánh, chân và mào,… Nếu như mọc ở ngay mắt sẽ gây cản trở đến tầm nhìn. Mọc ở miệng sẽ cho khiến gà không tự ăn được. Ngoài ra, bệnh đậu gà còn có thêm biểu hiện như hay đi ngoài ra phân lỏng.

Những vị trí nhiễm trùng trên sẽ làm cho gà bị viêm niêm mạc mắt, viêm kết mạc, viêm phổi…

Biến chuyển giai đoạn trong quá trình phát bệnh

Bệnh đậu gà và cách điều trị
Qúa trình hình thành bệnh.

Trong giai đoạn đầu của bệnh đậu gà, gà sẽ xuất hiện các cục mụn nhỏ mọc thành chùm, có màu nâu sẫm và hơi đỏ. Bệnh sẽ dần chuyển sang những cục to hơn với kích cỡ bằng 1 hạt đậu, sần sùi. Từ đây căn bệnh sẽ xuất hiện tình trạng bị chảy mủ ở các hột đậu này, dịch chảy ra có màu vàng, hơi sệt.

Nếu như được tiến hành chữa trị kịp thời, mụn đậu khô lại chỉ để lại sẹo. Việc ăn uống của gà vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.

Bệnh phát bên trong yết hầu

Ở gà con, vị trí thường mọc là ở niêm mạc mắt. Trong miệng, cổ họng và thanh quản bị bao phủ bởi một lớp màng có màu trắng vàng. Dưới lớp màng ấy sẽ xuất hiện những nốt mụn có màu đỏ. Khi mắc bệnh đậu gà sẽ cản trở trong các hoạt động thường ngày của gà như ăn uống hay hô hấp. Gà bị tình trạng này miệng sẽ thường chảy dịch hơi nhờn, nhìn hơi giống mủ và màng màu trắng vàng.

Bệnh hỗn hợp

Khi mắc cả 2 loại bệnh đậu gà trên thì tỉ lệ chết cao hơn, nhanh hơn. Gà con do chưa hình thành hoàn thiện hệ miễn dịch để chống lại virut này nên thường dễ mắc bệnh . Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, tỷ lệ chết khi gà mắc bệnh này là khoảng 10%. Nếu bệnh tái phát thì tỉ lệ sẽ cao hơn ban đầu khi lên tới gần 30%.

Bệnh đậu gà và cách điều trị

Đối với mụn đậu ngoài da

  • Đầu tiên, gỡ lớp màng trên những cục mụn.
  • Khử khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn như Iodine, Povidine, Hi-Iodine 10%, hoặc Vime-Blue (Blue methylene 2%).
  • Tiếp tục tiến hành bôi thuốc mỡ lên vùng da nổi mụn đậu Terramycin, Gentamycin. Bôi 1 lần mỗi ngày cho đến khi hết bệnh đậu gà.
Phòng ngừa bệnh đậu gà
Thuốc điều trị bệnh này được bác sĩ thú y khuyên dùng.

Đối với mụn đậu ở miệng

  • Dùng nước chanh pha loãng để rà vào những nơi có đốt đậu ở miệng. Chanh có tính axit nên sẽ giúp khử trùng đi các đốt mụn.
  • Dùng chanh 1 lần/ngày, đến khi nào dứt bệnh đậu gà thì ngưng.

Đối với mụn đậu ở mắt

  • Vì là ở vùng mắt nên dung dịch rửa chủ yếu sẽ là nước muối sinh lý nồng độ 0,9%.
  • Nhỏ tiếp Gentamycin dạng lỏng.
  • Bôi thuốc mỡ Terramycin, Gentamycin mỗi ngày dùng 1 lần.

Đối với mụn đậu ở ruột gà

Một số loại thuốc khác.
  • Bệnh đậu gà bắt buộc phải dùng kháng sinh trong trường hợp. Các thuốc kháng sinh cho gà bị bệnh này như: Flormax, Bio-ampicoli, Doxy 50, Amoxicos 20%, Enrocin, Coli-cox.
  • Kèm theo đó cần giải độc và tăng hệ miễn dịch cho gà bằng Anagin C + Forentic + Gluco-KC thảo dược + Super vita + Satosal. Hòa tan với nước sạch và uống đều trong 15 ngày.

Phòng ngừa bệnh đậu gà

Phòng ngừa là biện pháp tốt nhất hạn chế dịch bệnh xảy ra.
  • Khử trùng chuồng trại ít nhất 4 lần trong 1 tháng.
  • Khi gà mới nở khoảng 10 ngày tuổi, nên tiêm ngay vắcxin phòng bệnh đậu gà.
  • Vệ sinh các dụng cụ cho gà ăn uống thường xuyên mỗi ngày. Tránh để dụng cụ đóng cặn bã của thức ăn cũ vì rất dễ tạo mầm bệnh.
  • Cung cấp thức ăn, nước uống cho gà đầy đủ và hợp vệ sinh.
  • Cần tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất và chất điện giải.

Bệnh đậu gà không còn là nỗi lo đối với các trang trại chăn nuôi khi chủ nhân sở hữu cho mình những phương pháp điều trị mới. Traiga.vn luôn luôn đồng hành cùng các bạn với những bí kíp về cách chăm sóc gà trong chuyên mục bệnh gà từ các bác sĩ thú y.

Đến với trang web này, bà con, anh em có thể tìm hiểu về cách chăm sóc gà chọi, nuôi gà chọi, giống gà và cả kiến thức luyện đá gà uw88vip, đá gà thomo, đá gà cựa sắt,… nữa nhé! Chúc các bạn có một ngày mới tốt lành và hạnh phúc!

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn