Bệnh khô chân ở gà là một căn bệnh đang rất phổ biến trong nước ta. Hiện nay, căn bệnh này nếu không chữa trị kịp thời tỉ lệ đàn gà chết từ 5-30%. Nhưng nó sẽ làm giảm giá trị thực của đàn gà khi mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng Traiga.vn tìm hiểu căn bệnh khô chân ở gà trong chuyên mục Bệnh gà nhé!
Bệnh khô chân ở gà
Bệnh khô chân là gì?
Là một hiện tượng chân gà, lông gà, mỏ bị khô. Căn bệnh này cũng gây ám ảnh rất nhiều đối với các trang trại nuôi gà. Những giai đoạn xảy ra cúm gà, cần được chăm sóc kĩ nếu không muốn đàn gà của mình mắc phải bệnh này. Thường nó sẽ gây ra các hiện tượng như gà chết sớm hơn, kén ăn hơn, ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của chúng.
Biểu hiện của bệnh khô chân ở gà
- Cặp chân bị teo, khô, nhìn thiếu sức sống.
- Lông xù dựng đứng thẳng 1 chỗ, không vận động.
- Hay thở khò khè.
- Phân có màu trắng nhớt.
- Nơi phần hậu môn hay dính phân.
- Kém ăn, không đi đứng nhiều, nằm im một chỗ, mắt nhắm chặt.
- Hay ủ rũ, cặp mắt trắng nhợt, không linh hoạt.
- Vào thời gian đầu mắc bệnh, gà vẫn ăn uống bình thường nên tình trạng này thường rất khó để phát hiện.
Bệnh khô chân ở gà con
Căn bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở gà con. Khi gà con nhỏ, do quy trình úm gà ở nhiệt độ thấp sai quy chuẩn làm cho gà thiếu nước uống. Hoặc trong quá trình xây dựng chuồng gà, thiết kế máng nước gây khó khăn trong việc uống nước của gà.
Vào những mùa khô, tình trạng gà con cũng bị thiếu nước nhanh chóng. Nên được phòng và chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân của bệnh khô chân ở gà
- Nguyên nhân của bệnh khô chân ở gà đó chính là ấp trứng sai kĩ thuật dẫn đến sức đề kháng của gà con yếu.
- Không được úm đảm bảo các kĩ thuật, thiếu các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, chất điện giải.
- Không được sử dụng các thuốc úm chuyên dụng. Môi trường bẩn làm cho gà bị nhiễm các mầm bệnh trong quá trình được úm.
- Nước uống thiếu cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh này ở gà.
- Cho gà ăn trễ khi sinh xong và quá trình vận chuyển nó quá xa khiến cho nó bị mất nước trầm trọng.
- Gà trưởng thành tỉ lệ mắc bệnh cũng rất cao. Thường đi kèm cùng các biểu hiện như cảm thấy chán ăn, đi đứng không vững, phân có màu trắng hoặc tự nhiên lông bị xù. Đây chính là những dấu hiệu nhận biết gà đang mắc bệnh khô chân.
- Ngoài ra những căn bệnh như tiêu chảy, bệnh newcastle… cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến cơ thể gà bị mất nước bên trong.
Các triệu chứng khi gà bị khô chân
Để nhận biết được căn bệnh này chúng ta có thể quan sát bên ngoài sẽ dễ dàng nhận biết hơn.
Bộ lông trở nên xù xì
Lông xù xì là triệu chứng của bệnh khô chân ở gà. Chúng hay ủ rũ, không vận động và nằm im lìm bất động một chỗ. Biểu hiện này rất dễ dàng để nhận biết ra trong quá trình chúng sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh khô chân teo lườn ở gà
Chân teo nhỏ lại do ít vận động. Chân teo lại thì lâu dần phần cánh cũng sẽ bị xệ. Điều này nên đặc biệt chú ý bởi vì giá trị của con gà cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Thông thường gà sẽ bị teo lườn ở 1 chân. Từ đó khi nó di chuyển sẽ có tướng đi chậm chạp và khập khiễng. Chân sẽ dần trở nên co quắp lại và có khả năng không di chuyển được nữa.
Kém ăn, đi cầu ra phân trắng nhớt
Bệnh khô chân ở gà cũng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của gà làm cho gà chán ăn, chán uống. Ngoài ra, khi đi cầu phân hơi lỏng, hơi nhầy và có màu trắng. Thì chắc chắn gà của bạn đã bị khô chân rồi đấy!
Cách chữa bệnh khô chân ở gà
Việc đầu tiên nên làm đó chính là cho uống nước đầy đủ. Đối với gà con cần có nhiệt dộ úm gà hợp lí. Thông thường, nhiệt độ ngày đầu đủ chuẩn 37 độ C. Từ từ sau mỗi ngày thì giảm xuống 1 độ. Trong khoảng 1 tuần đầu mức nhiệt độ cần giữ đó là 30-31 độ C. Tuần thứ 2 đảm bảo đủ từ 25 – 27 độ C. Tuần thứ 3 trở đi thì toàn bộ đều dựa vào thời tiết. Đặc biệt vào ban đêm nhiệt độ úm không được dưới 22 độ C.
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà, chia nhỏ khẩu phần ăn. Đối với gà con mới đẻ nên cho ăn sau khoảng 24h bắt đầu từ lúc được sinh ra.
Dùng vắcxin Gumboro A hoặc 228E và ND-IB nhỏ vào mồm, mũi gà.
Phòng bệnh khô chân ở gà
- Cho gà ăn uống đầy đủ, cho uống thêm kháng sinh Enrosepty-L.A, chất điện giải, vitamin đối với những con gà chưa bị bệnh. Điều này cũng giúp làm tăng sức đề kháng ở gà phòng chống các dịch bệnh do các con virút khác gây nên.
- Luôn luôn phải đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, khử trùng hằng tuần để tránh sinh ổ vi khuẩn gây dịch bệnh.
- Cách ly những cá thể đang bị mắc bệnh khô chân ở gà, tránh tình trạng bệnh lây lan trầm trọng.
- Theo dõi thường xuyên để có cách chữa trị cho phù hợp.
- Tiêm chủng cho gà để tạo những kháng thể chống lại các con virút gây dịch bệnh.
- Môi trường trang trại phải luôn thông thoáng. Chuồng không được quá đông dẫn tới tình trạng thiếu nước, thiếu thức ăn cũng như là mất vệ sinh.
- Cần để ý đến điều kiện ánh sáng để cho gà có điều kiện mội trường tốt nhất.
Bệnh khô chân ở gà sẽ không còn là ám ảnh cho trang trại của bạn khi bạn đọc bài viết này. Hãy cùng Traiga.vn để tìm hiểu cũng như cập nhật những thông tin bổ ích giúp trang trại của bạn ngày một phát triển nhé! Ngoài ra với sư kê thì trang này cũng giúp anh em chăm sóc gà chiến hiệu quả . Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và tốt lành.
Tổng hợp Traiga.vn
Tôi là Lão Ngoan Đồng với tên thật là Nguyễn Hữu Hưng, hiện tại tôi đang là một sư kê chuyên nuôi gà đá cựa sắt.