Vịt Xiêm Và Những Điều Cần Biết Về Thị Trường Nuôi Vịt Hiện Nay

Vịt Xiêm, một loài khá quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là các hộ chăn nuôi gia cầm thì ai cũng không còn mấy lạ lẫm khi nghe đến tên gọi loài này. Ngoài ra, một số vùng miền, chúng ta còn bắt gặp với tên gọi là con ngan, đây là loài gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Vịt xiêm, được xem là giống loài gia cầm không chỉ đem lại nguồn cung cấp thịt dồi dào, mà con đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ chăn nuôi. Ngoài ra, chúng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, dễ nuôi với hình thức tập trung hàng loạt theo phương thức chăn thả hoặc nuôi trồng.

1. Tìm hiểu chung về giống loài vịt xiêm

Vit xiêm hay còn gọi là ngan ở 1 số vùng miền ở phía bắc nước ta, đây là loài vịt thuộc lớp chân màng rất phổ biến ở nước ta.

vịt xiêm
Tìm hiểu về loài vịt xiêm

Như đã đề cập ở phía trên, vịt xiêm có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, điều này giúp người dân ở vùng nông thôn đem lại thu nhập rất cao và có nguồn kinh tế ổn định.

Đối với phương pháp chăn nuôi thông thường, để có thể nuôi đàn vịt đạt chất lượng chúng ta cần phải nuôi ở gần khu vực có ao hồ. Tuy nhiên, giờ đây, việc áp dụng nuôi tập trung thành các trang trại chăn nuôi và chuồng có thể tự do quản lý đàn vịt, không những thế, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nguồn dịch bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh.

Thông thường, người nông dân nuôi vịt xiêm sẽ nuôi bằng hình thức nuôi chăn thả tự do kết hợp với đồng ruộng, kênh sông. Ngoài ra, để gia tăng tối đa năng suất, một vài hộ chăn nuôi đã áp dụng thành công khi phối hợp chăn nuôi chuồng trại và chăn nuôi thả vườn để gia tăng năng suất đàn vịt xiêm.

vịt xiêm
Một số lưu ý khi nuôi vịt

2. Hướng dẫn cách nuôi vịt xiêm đạt năng suất cao

Để có thể nuôi vịt xiêm đạt năng suất cao, chúng ta cần phải  thực hiện đúng phương pháp và đúng kỹ thuật thì mới có thể mang lại hiệu quả cao.

Đầu tiên chúng ta cần phải chú trọng đến khâu chọn giống, giá của vịt xiêm giống hiện nay giao động trong khoảng 15.000 đến 17.000 đồng 1 con vịt xiêm. Thông thường, những con vịt giống người chăn nuôi phải rất lưu ý kỹ trong khâu chọn giống, chỉ chọn những con khỏe mạnh, khả năng hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn.

vịt xiêm
Vịt xiêm con

Tiếp đến là việc chuẩn bị cho đàn vịt xiêm chuồng chăn nuôi thật sạch sẽ. Lưu ý tường nên cao trong khoảng từ 0.8 đến 1m rồi mới rải trấu hoặc rơm rạ đã băm nhỏ rồi độn trên nền chuồng. Chúng ta cần thường xuyên bổ sung chất độn cũng như loại bỏ các chất độn cũ nếu cần thiết để tránh việc đàn vịt tiếp xúc trực tiếp với nguồn chất thải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả đàn vịt.

Trước khi nuôi đàn vịt chúng ta cần phun crein hoặc xông bằng thuốc tím kết hợp với foocmon để tạo ra môi trường nuôi phù hợp với đàn vịt xiêm. Nếu bạn thực hiện phương pháp chăn nuôi vị thả vườn và kết hợp với cả chăn nuôi chuồng trại thì cần phải chuẩn bị thêm lưới để ngăn cách chuồng.

Khi thiết kế chuồng chăn nuôi đàn vịt xiêm phải lưu ý đến việc thông thoáng khí, tránh gió, đủ ánh sáng và thoáng mát. Đồng thời chúng ta cần phải thêm bóng đèn để sưởi ấm cho đàn vịt xiêm vào những ngày giá rét, để giữ nhiệt độ trong chuồng không bị thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến sức chịu đựng của đàn vịt.

3. Thức ăn và cách nuôi dưỡng đàn vịt

Đầu tiên, chúng ta cần phải quan tâm mật thiết đến nguồn nước của đàn vịt xiêm. Trong giai đoạn tuần tuổi đầu thì bạn không nên để nước quá lạnh dưới 12 độ C, còn tuần 2 thì không dưới 8 độ C.

Nếu nuôi nhốt chuồng thì bạn cần phải chuẩn bị cho đàn vịt một cái máng đựng thức ăn và thay nước thường xuyên cho đàn vịt. Việc chăn nuôi thả vườn thì chúng ta không cần phải thường xuyên thay nước, vì đàn vịt có thể tự đi tìm nguồn nước, nhưng để đảm bảo an toàn về nguồn nước không bị ô nhiễm thì chúng ta nên thường xuyên cung cấp thêm lượng nước ở máng.

vịt xiêm
Chuồng và thức ăn khi nuôi vịt

Thức ăn giành cho đàn vịt xiêm khá đa dạng vì chúng là loài ăn tạp, chúng ta có thể sử dạng viên tổng hợp hoặc trộn cơm cùng một số phụ gia hỗ trợ dinh dưỡng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể cho đàn vịt ăn ngô, cám, tấm hoặc thóc đã nấu lên, đôi khi chúng ta nên trộn chung với tép và côn trùng để tăng nguồn dinh dưỡng hấp thụ.

Trong giai đoạn chăn nuôi, ở bất kỳ độ tuổi nào chúng ta cũng cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của cả đàn vịt. Bất kỳ một cá thể nào có biểu hiện bất thường, chúng ta nên chủ động cách ly chúng ra khỏi đàn vịt để tránh lây nhiễm cả đàn. Đồng thời tiêm vác xin định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ khu vực đàn vit xiêm sinh sống sẽ giúp phòng tránh được các bệnh dịch lây lan. Theo dõi đàn vịt liên tục để có thể đưa ra được những phương pháp phòng ngừa bệnh kịp thời và chủ động phòng tránh các dịch bệnh, không để chúng lây lan ra cả đàn vịt, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn