Cách Nuôi Chim Họa Mi Hót Hay Mà Ai Cũng Nên Biết

Mỗi người nuôi chim đều có những mục đích khác nhau. Người nuôi để ngắm mỗi khi chán, người nuôi để nghe chim hót, còn có những người lại thích nuôi chim để đem đi thi đấu. Do vậy, ở đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài cách nuôi chim họa mi hót hay thỏa mãn đôi tai cũng như cách nuôi để mang chim đi đá.

1. Chăm sóc họa mi hót hay

Đây là 1 loài chim khá nhút nhát vì bản chất sống ở rừng. Nên người nuôi cần nhiều thời gian mới có thể giúp chim tập quen dần với con người, cũng như việc giúp chim hót líu lo như ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó cũng cần có tính nhẫn nại cao và cách chăm nuôi khoa học.

chim họa mi

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn là yếu tố quyết định trong thời kỳ thuần hóa họa mi hót hay, lớn nhanh. Và trong số những loài chim rừng có khả năng hót thì họa mi là loài dễ nuôi, dễ ăn nhất, thức ăn của chúng kiếm được không quá khó. Và đâu là thức ăn giúp chúng hót nhiều và hót hay?

Thực phẩm bổ sung cho chim đơn giản chỉ là trộn gạo cùng một ít trứng với cào cào là được rồi. Lúc mới bắt chim về hãy cho chim ăn côn trùng để chúng dễ ăn hơn như: trứng kiến, cào cào, châu chấu,… Tuy là loài chim có kích cỡ khá lớn nhưng lượng thức ăn phải cung cấp cho chúng mỗi ngày chỉ bằng vài muỗng cà phê.

Muốn cho chim nhanh lớn, hót hay thì mỗi ngày phải cho họa mi ăn nhiều cào cào ( 20 đến 30 chục con mỗi ngày). Nuôi lâu, chim đã dạn hơn thì bắt đầu tìm cám về cho chim ăn. Cám dành cho chim hoặc là cám tổng hợp. Trộn hỗn hợp có gạo và côn trùng lẫn trái cây tươi.

Lúc này giảm lượng thức ăn tươi, nâng cao số lượng thức ăn trộn sẵn cùng cám nhiều hơn cho chim ăn.

Tấm đem đi rang nóng đến lúc khi nào có màu vàng vàng, không nên để gạo quá cháy. Sau đấy, tắt bếp đi cho trứng đã chuẩn bị vào. Cùng lúc cũng thêm đường và bột lên, đảo cho thấm rồi đem phơi nắng. Chú ý nếu như trời không có nắng, nhiệt độ tốt thì để lên bếp đảo tiếp cho gạo không bị vón cục lại là ổn.

Cách đào tạo cho họa mi 

Muốn có một chú chim có giọng hót lý tưởng thì phải thường xuyên cho chim tập hót. Tốt hơn hết là cho chim đi tập thường xuyên, giao lưu với nhiều chú chim họa mi khác.

Nếu như chim của bạn là chim họa mi bổi thì nên trùm kín lồng rồi mới đem chim đi dượt. Trùm kín lồng, đặt dưới đất và để cạnh những chú chim già lồng để nó nghe. Tình cờ nó sẽ hót theo, đồng thời cũng dạn hơn.

Nếu không có nhiều điều kiện đi tập luyện, thì cho chim tiếp xúc nhiều với các con cùng loài thì bạn có thể luyện hót cho chim tại nhà. Bạn mở các CD hoặc trên internet mở những video của chim họa mi có giọng đặc sắc, trong trẻo. Mở thường xuyên cho chim nghe.

Muốn mang lại hiệu quả hơn nên đặt chim ở những nơi yên tĩnh. Treo chim lên cao, vén lồng lên để chim có thể nghe rõ hơn. Từ đấy chim họa mi có thể nghe được nhiều giọng và hót hay hơn. Những chú chim không được tập hót dù nuôi lâu tới đâu vẫn hót rất tệ.

2. Chăm sóc chim Họa Mi đá

chim họa mi

Họa mi cũng là một loài chim có bản chất hung dữ, thích đấu đá. Cũng vì thế mà đã làm nhiều người thích đi bẫy chim này, thích mang chúng đi thi đấu với những chú chim họa mi khác.

Cách chọn giống chim Họa Mi đá

Nuôi chim để đá còn bỏ nhiều thời gian cũng như trau dồi kinh nghiệm nhiều hơn khi nuôi chim họa mi để có giọng hót hay. Giống chim phải chọn ở vùng núi cao như vùng Lạng Sơn, Móng Cái,…

Tiêu chuẩn chọn phải là những con có chân và móng chắc chắn, sắc nhọn. Mắt trong và lanh lẹ, mỏ nhọn, lông có màu của gạch cua. Điều này mô tả độ sung, độ hung hăng của chim, tạo điều kiện thi đấu rất tốt.

Chế độ tập luyện cho Họa Mi đá

Chim đá cần chú trọng chế độ luyện tập khá nặng. Thể lực phải thực sự tốt mới có thể cho thi đấu được. Nhốt chim vào những lồng có kích thước lớn, chiều cao hơn 1 mét, các đường kính phải hơn 60cm, đủ không gian để chim bay nhảy. Cầu trong lồng phải là cầu nhám để giúp cho chim dễ đậu cũng như mài móng thêm sắc nhọn.

Phải treo lồng nơi yên tĩnh, để chim giảm hót lại. Thức ăn của chim thuộc những loại bổ dưỡng nhất. Mỗi người nuôi chim sẻ có riêng cho mình mỗi bí quyết cho ăn khác nhau. Có người dùng thịt ó, người thì lại cho ăn dái gà trống còn tơ,…

Sau khi thi đấu xong, chim nhìn sẽ rất xơ xác nên đừng quá lo lắng. Chủ yếu hậu thi đấu, người nuôi có đủ kinh nghiệm chăm nom, bồi dưỡng trở lại cho chim để mau hồi phục hay không mà thôi. Thời gian phục hồi sẽ hơi lâu nên người nuôi cần để chim tịnh dưỡng cẩn thận nhất.

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn