Rùa Sulcata – Cách Chuẩn Bị Chuồng Nuôi Và Chăm Sóc Rùa

Rùa Sulcata là xếp thứ 3 trong các loài rùa lớn trên thế giới. Chúng còn được gọi là rùa châu Phi. Thường sống ở khu vực sa mạc khô nóng như Sahara. Có thể thích nghi tốt ở các môi trường khắc nghiệt.

Để có thể hiểu sâu hơn về giống rùa này. Mời quý độc giả cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về loài rùa Sulcata này nhé.

1. Rùa Sulcata là rùa gì

Rùa Sulcata hay còn gọi là rùa cạn hay rùa Châu Phi. Chúng thường phân bổ ở những khu vực khô nóng như là sa mạc Sahara. Chúng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt rất tốt.

Đây là một trong những loài xếp thứ 3 thế giới về khối lượng cơ thể. Đối với con đực trưởng thành có cân nặng lên đến 90kg, chiều dài 90cm. Đối với rùa cái thì sẽ nhỏ hơn, trọng lượng có thể đạt đến 45kg.

Loài rùa Sulcata hầu như không uống nước. Chúng sẽ gián nước hấp thụ từ các loại thức ăn mà chúng ăn hàng ngày. Giống rùa này rất khỏe mạnh, dễ dàng thích nghi với bất cứ điều kiện môi trường khắc nghiệt nào của tự nhiên. Chúng có tính cách vô cùng thân thiện và cởi mở.

Tại châu Phi thì độ ẩm không cao cũng như trời rất ít mưa so với ở Việt Nam. Thời điểm con non mới nở, thời tiết ở Châu Phi phù hợp và lý tưởng cho chúng phát triển. Trong khi đó thì tại Việt Nam thì sẽ có nhiều hơi nước trong không khí vào mùa mưa. Gây ngột ngạt khó chịu cho rùa Sulcata.

2. Chuẩn bị chuồng nuôi rùa Sulcata

2.1. Kích thước chuồng

Đối với rùa Sulcata nhỏ thì nên nuôi trong các bể kính kích thước khoảng 100 x 50 cm. Giúp rùa dễ dàng di chuyển và hoạt động trong không gian này. Nếu như chuồng quá nhỏ, không đủ không gian hoạt động sẽ khó bố trí được nơi nghỉ ngơi cũng như điểm sưởi cho chúng.

Những thiết bị cần có trong chuồng bao gồm lót nền, máng nước, máng ăn, hang trú và đèn. Đèn có chứa tia UVA, UVB và sưởi.

2.2. Chuẩn bị các thiết bị trong chuồng

Đối với vật liệu lót chuồng: sẽ được làm từ nhiều loại như là vỏ gỗ thông, thảm chuyên dụng có thể thấm hút nước tốt. Nên xịt 1 lớp nước lên vật liệu lót chuồng. Giúp cho không khí trong chuồng không bị quá khô khiến rùa bị đau mắt, khô mai.

Máng nước: Rùa Sulcata uống rất ít nước. Khi nào cảm thấy thiếu thì chúng sẽ tự bổ sung. Bên cạnh đó, có máng nước trong chuồng sẽ giúp tăng độ ẩm không khí trong chuồng cho rùa.

Hang trú cho rùa Sulcata: Tập tính của rùa sẽ tìm được góc tối nhất cũng như nơi ẩm nhất để ngủ.

Đèn sưởi: loại đèn này có 2 tác dụng đó là cung cấp tia UVA, UVB tổng hợp canxi cho rùa phát triển. Tác dụng thứ 2 là có thể sưởi ấm cho chúng. Bởi những loại bò sát cũng như rùa là loài động vật biến nhiệt. Vì vậy cần nguồn nhiệt bên ngoài để có thể điều chỉnh nguồn nhiệt bên ngoài cho chúng. Sản sinh ra năng lượng và tiêu thụ thức ăn và chúng ăn. Nếu như không có loại đèn này hỗ trợ. Rùa sẽ thiếu sức sống, bị lờ đờ vì không có năng lượng, thức ăn không thể nào tiêu hóa được.

Nên đặt đèn lệch hẳn sang 1 bên. Mục đích là tạo ra 2 vùng có 2 nhiệt độ khác biệt nhau. Khi nào cần sưởi thì rùa sẽ đến vùng có đèn sưởi. Khi nghỉ ngơi thì chúng sẽ qua chỗ mát. Xung quanh chuồng nhiệt độ duy trì là 28 đến 32 độ C. Ngay dưới bóng đèn sưởi thì nhiệt độ từ 33 đến 38 độ C, ban đêm sẽ hạ xuống còn 15 đến 23 độ C.

Để có thể tiết kiệm chi phí, bạn nên cho rùa phơi nắng khoảng 30 phút vào buổi sáng. Mỗi ngày nên bật khoảng 10-12 tiếng là được. Ban đêm thì nên tắt hết đèn.

Rùa Sulcata
Chuẩn bị chuồng nuôi rùa Sulcata

3. Đồ ăn cho rùa Sulcata

Bên ngoài môi trường tự nhiên thì rùa Sulcata sẽ ăn các loại hóa lá, cỏ, trái rừng,… chế độ dinh dưỡng khá cân bằng và đầy đủ chất. Nếu cơ thể thiếu chất gì thì rùa Sulcata sẽ tự tìm kiếm các chất đó để bổ sung.

Đối với những người nuôi thú cưng thì khó có thể có 1 thực đơn lý tưởng như trong môi trường tự nhiên cho rùa. Thường sẽ dùng các loại thực phẩm như là rau muống, sà lách, rau đay, carot, dưa leo, cà chua, hoa và lá dâm bụt, hoa bồ công anh, lá dâu tằm, đậu bắp, đậu rồng, đậu que,…

Bên cạnh đó, khi nuôi nhốt cần phải bổ sung thêm canxi cho chúng vào bữa ăn. Có 2 loại canxi chuyên dụng dành cho rùa đó là bò sát hoặc là nang mực. Mỗi tuần nên bổ sung 1 lần bằng cách rắc chúng lên rau canh. Trước khi cho rùa ăn cần phải rửa rau thật sạch để loại bỏ thuốc trừ sâu.

Ngoài ra có thể tìm kiếm các dạng thức ăn tổng hợp. Trong đó cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho rùa phát triển khỏe mạnh, mau lớn.

4. Một số bệnh hay gặp ở rùa Sulcata

4.1. Bệnh Pyramid

Loại bệnh này sẽ có hiện tượng các ô trên mai rùa không nở đều ra mà sẽ nhô cao lên. Khi nhìn những chú rùa này thì trông chúng rất ngầu và lạ. Tuy nhiên đây là bệnh nên không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến rùa mang dị tật suốt đời. Càng lớn lên sẽ trông chúng càng xấu.

Vài năm trước khi Việt Nam bắt đầu trào lưu nuôi rùa ngoại. Nhìn những chú rùa Sulcata là có thể nhận ra ngay. Họ hay chọn mua những con rùa mai gồ. Tuy nhiên đây là rùa bị lỗi, bệnh tật chứ không phải rùa khỏe mạnh bình thường.

Có 2 nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Đó là thiếu hụt canxi và dư canxi.

Đối với trường hợp thiếu canxi. Vì canxi bổ sung cho rùa Sulcata bị thiếu hụt cho nên các mai của rùa không phát triển toàn diện ở các cạnh. Nhiều cái có chiều hướng phát triển nhổ cao.

Trường hợp bị dư canxi là vì bổ sung quá nhiều. Tuy nhiên lại không cho rùa phơi nắng hay sưởi đèn. Khiến rùa không thể tổng hợp cũng như hấp thụ được canxi. Dần dẫn đến tình trạng bệnh Pyramid.

4.2. Bệnh Urat

Bệnh Urat là căn bệnh thuộc dạng sỏi thận. Nguyên nhân gây ra là do acid uric trong máu cao. Đặc biệt là rùa Sulcata rất dễ bị Urat.

Đặc biệt là chúng có xu hướng sẽ bị vệ sinh trong nước. Bạn có thể dựa vào thói quen này để tập cho chúng đi vệ sinh đúng chỗ. Khi đi tiểu, rùa sẽ thải ra Urat, chính vì thế mà nước tiểu sẽ có màu đục. Nếu như cho ngâm nước mỗi ngày thì chúng sẽ thải ra 1 ít Urat. Nếu để lâu ngày thì Urat lắng đọng càng nhiều, vón cục cứng sẽ rất khó thải. Còn lúc mới hình thành thì chúng sẽ mềm và dễ được thải ra.

Rùa Sulcata
Một số bệnh hay gặp ở rùa Sulcata

5. Kết luận

Tóm lại, để có thể nuôi được rùa Sulcata chuẩn bạn chỉ cần để ý một số điều quan trọng. Đó là chuẩn bị chuồng chuẩn, chế độ ăn hợp lý, cần bổ sung đủ canxi, cần phải tắm nắng và ngâm nước cho chúng thường xuyên.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách nuôi rùa Sulcata. Nếu như bạn có ý định nuôi rùa để làm thú cưng thì có thể tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé.

Tổng hợp: Traiga.vn

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn