Chim Trĩ Đỏ – Kỹ Thuật Chăn Nuôi Chim Trĩ Và Cách Phòng Bệnh

Chim trĩ đỏ với tên gọi khoa học là Phasianus colchicus. Là loài chim thuộc họ trĩ và nằm trong sách đỏ của Việt Nam cần được bảo tồn. Chúng chủ yếu sống ở khu vực phía bắc Việt Nam và phía đông nam của Trung Quốc. 

Là loài chim được người chăn nuôi đánh giá có thể mang đến hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Cao hơn so với những loài gia cầm khác với 2 thị trường tiêu thụ đó là cung cấp thực phẩm và con giống. Dưới đây là cách  kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho anh em, bà con. Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để biết cách chăn nuôi chim trĩ nhé. 

1. Kỹ thuật chăn nuôi chim trĩ đỏ

1.1. Cách phân biệt chim trĩ trống và mái

Chúng ta có thể phân biệt được chim trống và chim mái dựa vào đặc điểm của cơ thể. Khi chúng còn nhỏ sẽ rất khó có thể phân biệt được. Chủ yếu là dựa vào cảm quan của những người có nhiều năm kinh nghiệm. Hoặc là dựa vào tập tính sinh hoạt hàng ngày của chúng để có thể phân biệt được. 

Khoảng 2-3 tháng tuổi, chim trĩ đỏ trống sẽ có sự thay đổi về màu lông. Chuyển dần từ màu đỏ nhạt thành màu đỏ pha. Trọng lượng cũng như chiều dài của cơ thể có sự vượt trội hơn chim mái rõ rệt. 

Ở cổ chim trống sẽ có tuyến lông màu đồng và phía dưới là màu xanh lá hoặc là màu tím sáng. Tiếp theo là xuất hiện vòng lông cổ màu trắng. Lông đuôi có màu hạt dẻ hoặc màu đỏ trộn với các vệt trắng nhạt hoặc là đen. Ở má xuất hiện 2 mào đỏ, 2 chỏm lông sừng màu xanh thẫm. 

Cân nặng của chim trĩ đỏ trống trưởng thành sẽ thường khoảng 1,5 – 2kg. Lông đuôi có thể dài từ 0,4 – 0,6m, tùy thuộc và chế độ chăm sóc cũng như là mật độ chim được nuôi thả như thế nào. 

Chim mái sẽ có kích thước cơ thể nhỏ hơn so với chim trống. Sau 3-5 tháng tuổi, chim máu bước đến thời kỳ thay lông. Với màu phổ biến là những đốm đen pha lẫn với màu hạt dẻ. Ở đuôi của chim mái sẽ ngắn hơn chim trĩ trống. Trọng lượng trung bình của chim mái từ 0,7 – 1,3kg/con. 

1.2. Cách chọn chim trĩ đỏ

Nuôi chim trĩ đỏ sẽ gặp một số khó khăn ở thời kỳ chim còn nhỏ. Thường sẽ liên quan đến chế độ dinh dưỡng, điều kiện môi trường sống. Đặc biệt là ở khâu vận chuyển. Vì vậy với những người chưa có kinh nghiệm chăn nuôi thì nên hạn chế việc mua con giống nhỏ. Nên chọn chim khoảng 3-5 tháng tuổi sẽ dễ chăm sóc hơn nhiều. 

Nên chọn chim trống có ngoại hình to cao, lông mượt, đuôi dài, trông chúng khỏe mạnh và lanh lợi. 

Chim mái thì nên chọn những con nở hậu, không có dị tật hay dị hình. Nên mua ở những nơi uy tín để đảm bảo giống nuôi của bạn được khỏe mạnh. Cũng như sẽ được tư vấn một cách kỹ lưỡng hơn cho quá trình chăn nuôi. 

Chim Trĩ Đỏ
Kỹ thuật chăn nuôi chim trĩ đỏ

1.3. Kỹ Thuật làm chuồng trại

Chim trĩ đỏ có thể thích nghi ở đa dạng điều kiện khí hậu và địa hình. Làm chuồng trại cho chim trĩ không quá phức tạp. Bà con có thể tận dụng những nơi như là nhà kho, chuồng cũ, xưởng,… cải tạo lại làm chuồng cho chúng. Miễn sao có thể đảm bảo được sự thông thoáng và sạch sẽ khô ráo. 

Chim con từ 1-3 tháng tuổi: nuôi, úm trong chuồng lưới. Làm chuồng ở nơi hạn chế gió, đảm bảo tốt vệ sinh và cách ly để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Hạn chế cho tiếp xúc với người lạ hoặc là những loài gia cầm khác. 

Mật độ nuôi úm chim trĩ con từ 0-30 ngày tuổi khoảng 15-40 con/m2. Từ 30 – 60 ngày tuổi khoảng 12 – 6 con/m2. Từ 60 – 90 ngày tuổi khoảng 4 – 2 con/m2. Sau 90 ngày tuổi thì cho chim ra chuồng lớn hơn với mật độ 1 – 2 con/m2. 

Nên chia chuồng thành nhiều ô để dễ quản lý cũng như theo dõi bệnh của chim. Chuồng nên được rào bằng lưới B40 hoặc là lưới mắt cáo. Nên sử dụng tấm lợp bằng xi măng hoặc là những vật liệu rẻ tiền. Miễn sao để chim không bay ra ngoài là được. Nên cho cát vào chuồng để chim tắm cũng như là làm ổ đẻ. 

Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại định từ 2- 3 lần/tuần. Bên cạnh đó phải phun thuốc khử trùng theo định kỳ. Phải kiểm tra chuồng trại để loại bỏ những vật nhọn, sắc, sợi nilon,… để chim không ăn phải. 

1.4. Thời kỳ đẻ trứng 

Chim trĩ đỏ nuôi khoảng đến 8 tháng tuổi là có thể đẻ trứng. Thời gian thường sẽ vào tháng 1 đến tháng 4 âm lịch. Sau đó chúng sẽ nghỉ đẻ tầm 1 tháng và bắt đầu lứa thứ 2 đến tháng 8 âm lịch thì ngưng. Mỗi năm, sản lượng trứng mà chim trĩ cho khoảng 68 -80 trứng. Những tỉnh ở khu vực phía Bắc thì mùa đông lạnh kéo dài, vì vậy chúng sẽ đẻ muộn hơn.

Ở những khu vực phía Nam thì thời tiết ấm áp nên chúng thường đẻ sớm hơn và kéo dài hơn. Sản lượng trứng sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, chế độ dinh dưỡng và cách quản lý vật nuôi. 

1.5. Kỹ thuật ấp nở

Trong tự nhiên thì chim trĩ đỏ không tự ấp trứng, chúng sẽ đẻ nhờ vào tổ của chim khác. Vì vậy khi đưa vào môi trường nhân tạo thì phải có kỹ thuật để ấp trứng cho chim. Tỷ lệ trứng nở sẽ phụ thuộc vào phôi trứng và kỹ thuật ấp. 

Thường có 2 cách để ấp trứng chim trĩ. 

Cách thứ nhất là dùng gà mái hoa mơ, gà tre để ấp hộ. Cách này tuy đơn giản nhưng tỷ lệ thành công lại không cao. Khó có thể áp dụng ở quy mô lớn. 

Cách thứ 2 là dùng máy ấp trứng gia cầm. Thời gian ấp sẽ khoảng 22 -23 ngày. Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm theo từng giai đoạn. 

Tuần đầu tiên nhiệt độ khoảng 37,5 độ C, độ ẩm 55%. Sang tuần thứ 2 giảm nhiệt độ 37,3 độ C, tăng độ ẩm lên 60 %. Tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ 37 độ, tăng độ ẩm lên 75 %.

2. Phòng và chữa bệnh cho chim trĩ đỏ

2.1. Cách phòng bệnh

– Với chim con mới nở: sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh Ecoli. Hòa vào nước cho chúng uống. Khi chim được 5 -7 ngày tuổi thì nhỏ mắt, mũi bằng vaccin lasota từ 1-2 giọt. 

– Chim được 2 tuần tuổi thì cho uống vaccin Gum. Khi được hơn 2,5 tháng thì cho tiêm chủng Newcastle và vaccin tụ huyết trùng. Sau đó theo định kỳ thì 2,5 – 3 tháng sẽ phải tiêm 1 lần. 

Chim Trĩ Đỏ
Phòng và chữa bệnh cho chim trĩ đỏ

2.2. Trị các bệnh thường gặp ở chim trĩ đỏ

– Đối với bệnh E Coli, tiêu chảy: dùng vaccin đặc trị cho uống hoặc là tiêm. 

– Bệnh đường hô hấp: Khi phát hiện chim thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết thì cho uống thuốc đặc trị hen gà. Điều chỉnh lại mật độ nuôi. Vệ sinh chuồng trại bằng thuốc khử trùng định kỳ. 

– Bệnh đau mắt: mắt chim có màng đục, 1 trong 2 bên má bị sưng. Chim bị mù, không tự ăn uống được mà chết đi. Nên dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ cho chúng. Đồng thời nếu trong mắt có giun thì phải kết hợp tiêm. 

Trên đây là kỹ thuật chăn nuôi chim trĩ đỏ mà chúng tôi muốn mang đến cho độc giả tham khảo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. 

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn