Ngỗng Sư Tử – Tập Tính Và Môi Trường Sống Của Chúng

Ngỗng sư tử là giống ngỗng có nguồn gốc từ phía bắc Trung Quốc và Xiberi. Tại Việt Nam thì khu vực đồng bằng sông Hồng và Hà Tây là nơi là chúng được nuôi nhiều nhất. Chúng đã xuất hiện từ rất lâu đời ở nước ta. Cho đến nay được xem như một giống nội chuyên cung cấp thịt.

Sản lượng thịt của ngỗng sư tử cao hơn hẳn so với ngỗng cỏ. Chúng là một trong những loài động vật quý hiếm thuộc danh sách những loài động vật cần được bảo tồn. Để nắm rõ hơn về đặc điểm của giống ngỗng này, mời quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé. 

1. Đặc trưng của ngỗng sư tử

Đối với loài ngỗng sư tử này thì chúng có hình dạng bên ngoài to lớn, trông rất hung dữ. Bộ lông của chúng có màu xám, mỏ đen thẫm và đầu to, có mào màu đen. Mắt của ngỗng nhỏ và có màu nâu xám. Thân hình dài vừa phải, phía trên cổ có yếm da, ngực tuy dài nhưng lại hẹp. Xương khá to và nặng, thịt của chúng có màu trắng. Chân có màu đen. 

Thân ngỗng sư sử có hình chữ nhật, ngực nở và sâu, bụng phệ. Lông của chúng có màu xám thẫm, chiếm phần lớn trong đàn. Trong đó một số con sẽ có lông màu trắng pha nâu. Khi trưởng thành thì con đực nặng đến 6kg/con, con mái nặng đến 5kg/con.

Mào ngỗng là khối thịt màu nâu đen giống như bờm sư sử nhô lên ở trán. Ở con cái thì mào sẽ nhỏ hơn so với con trống. Cổ chúng dài và to. Trên cổ có vệt lông đen dài từ đầu cho đến thân, phía dưới có yến da thưa. 

Phần lông ở ngực và bụng có màu trắng phớt, vàng đất. Thực quản của ngỗng sư tử khá mỏng. Vì vậy khi nhồi béo dễ bị tổn thương, gây vỡ thực quản. Vì vậy mà khi chăn nuôi nên chú ý không được nhồi béo ngỗng.

Lúc cần tự vệ, ngỗng sư tử sẽ thể hiện sự dữ tợn của mình để tự vệ. Sinh trưởng và phát triển nhanh, có thể thích nghi với môi trường điện kiện nhiệt đới. Tại Việt Nam thì giống ngỗng này đã bị pha tạp khá nhiều. Chúng thích được chăn thả trên các bài cỏ, đất trống như là ngỗng cỏ.  

ngỗng sư tử
Đặc trưng của ngỗng sư tử

2. Tập tính ăn

Ngỗng sư tử là loài có khả năng tăng trọng rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Sau 10-11 tuần tuổi thì trọng lượng cơ thể đã tăng lên gấp 40 – 45 lần so với lúc mới nở. Khi ngỗng nuôi bằng thức ăn hỗn hợp thì khả năng tăng trưởng của chúng sẽ đặt tốc độ kỷ lục. Tuy nhiên nếu như cho chúng ăn thức ăn bình thường như là rau canh, cỏ,… thì chúng cũng có thể phát triển nhưng chậm hơn. 

Loài ngỗng được ví như là cổ máy xén cỏ, chúng sử dụng thức ăn xanh rất là hiệu quả. Khả năng vặt cỏ của chúng được đánh giá là tốt hơn cả bò. Chúng có thể vặt cỏ đến tận gốc cây, kể cả phần củ rễ. Chúng không chê cỏ non, cỏ già hay cỏ dại, đến lục bình chúng vẫn có thể ăn được. 

3. Sức đẻ của ngỗng sư tử

Ngỗng sư tử sinh sản theo mùa, mỗi đợt bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau. Mỗi trứng có khối lượng khá lớn, trung bình khoảng 160 – 180g. Bắt đầu từ 8-9 tháng tuổi, ngỗng cái bắt đầu đẻ trứng. Những con nở sớm vào mùa xuân sẽ đẻ sớm hơn vì nhận được ánh sáng ngày dài hơn. Thời tiết ấm dần và chúng trưởng thành sớm hơn. 

Trung bình mỗi con sẽ có 1 năm sẽ đẻ tầm 50 – 70 quả/năm. Tại Việt Nam thì những người phụ nữ mang thai sẽ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp thai phát triển khỏe mạnh và thông minh. Trong trứng ngỗng lại có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vì vậy mà giá của trứng rất đắt. 

4. Chọn giống

Khi chọn ngỗng để nuôi làm giống thì cần phải chọn ngỗng nở đúng ngày. Khối lượng sẽ từ 85 – 100g/con. Lông bông, mắt sáng, lanh lợi và không hở rốn. Dáng đi phải vững vàng, nhanh nhẹn. 

Hiện có nhiều giống ngỗng như là ngỗng xám vằn, ngỗng trắng, loại chân thấp, chân cao… Nếu như có ý định nuôi ngỗng đàn thì nên chọn những con có lông màu xám hoặc là vằn, chân phải to. Giống này đủ khỏe mạnh và có thể tự đi kiếm ăn. 

Khi chọn ngỗng con, nên chọn những con có lông mịn và sáng. Lỗ hậu môn phải khô, gọn. Mắt sáng và tinh anh. Đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát. 

Đối với ngỗng cái con thì nên chọn những con có mắt to, sáng, đen. Có cổ dài, nhỏ, ngực nhọn, mình dài. Bụng dưới phải nở nang và phao câu to. Những con giống này đẻ tốt và ấp khéo. 

Còn ngỗng đực thì cần phải chọn những con ngực nở, cổ ngẩng cao, 2 chân phải bước đi gọn, vững chãi, thân mình dài, lỗ hậu môn có màu hồng. 

ngỗng sư tử
Chọn giống

4.1. Nhiệt độ trung bình của ngỗng sư tử

– Tuần 1: 32 – 35 o C.

– Tuần 2: 27 – 29 o C.

– Tuần 3: 25 – 27 o C.

– Tuần 4: 23 – 25 o C.

Cần phải đảm bảo nhiệt độ những ngày mới nở phù hợp để chúng có thể phát triển tốt. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để giúp ngỗng sư tử có được sức đề kháng tốt. 

– Đối với biện pháp sưởi ấm thì có thể dùng lò sưởi bằng bóng điện 100W. 

– Còn nếu như dùng than hoặc là trấu thì phải để cho khói thoát ra ngoài. Nếu không sẽ bị ngạt khói mà chết vì thiếu O2 và ngộ độc CO2. Cách tốt nhất để biết chúng ấm hay không là chúng ta phải quan sát. Khi bị thiếu nhiệt thì chúng sẽ nằm đè lên nhau, tụm lại thành đống. 

– Cần phải tăng cường nguồn nhiệt, chuồng cần được che chắn.

– Những con nào bị bệnh, yếu thì cần phải tách ra nhốt riêng để chăm sóc. 

4.2. Chuẩn bị quây úm, máng ăn, máng uống

– Quây úm giúp ngăn chặn ngỗng không đi xa, bên cạnh đó có thể che chắn làm ấm cho ngỗng sư tử con vào mùa đông. 

– Máng ăn nên sử dụng loại có kích thước 45cm*60cm*2cm, cho khoảng 25 – 30 con ngỗng con. 

– Máng uống nên sử dụng máng nhựa, mỗi máng dùng cho khoảng 15 – 20 con.

4.3. Chất độn chuồng

Các chất độn chuồng có thể dùng các chất như là trấu, mùn, rơm để lót chuồng. Cần phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ và phơi khô sau đó mới sử dụng để lót chuồng. 

4.4. Ánh sáng

Cần phải đảm bảo những ngày đầu được chiếu sáng 24/24. Các tuần tiếp theo giảm xuống còn 18-20 giờ. 

4.5. Mật độ nuôi ngỗng

Cần phải đảm bảo mật độ nuôi ngỗng sư tử để chúng phát triển tốt nhất:

– Từ 1-7 ngày tuổi: mật độ 10 – 15 con/m2.

– Từ 8 – 28 ngày tuổi: mật độ 6 – 8 con/m2.

4.6. Thức ăn 

– Thức ăn cho ngỗng nên là những loại như rau, cỏ, bèo, củ quả,… 

– Các loại hạt như ngô, thóc, củ lạc, tương,…

– Ngoài ra cần phải bổ sung thêm các loại thức ăn bổ sung khác cho ngỗng đủ chất dinh dưỡng. 

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin về ngỗng sư tử mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho những người chăn nuôi. Chúc bạn thành công trong việc chọn giống và cải thiện nguồn thu nhập của mình từ giống ngỗng này. 

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn