Chim le le còn có tên gọi khác là vịt cổ xanh. Đây là một trong những giống vịt có thể dễ dàng nhận ra nhất. Chúng cũng là tổ tiên của loài vịt. Hiện nay nuôi con le le rất phổ biến. Được các gia đình, trang trại phát triển với quy mô tương đối lớn. Mang lại lợi nhuận kinh tế khá cao.
Tuy nhiên nhiều người chăn nuôi có kinh nghiệm truyền tai rằng nên nuôi chim le le có khả năng sinh sản được. Vậy thì vì sao lại như thế? Để biết cách nuôi chim sinh sản hợp lý thì cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tập tính của chim le le
Hiện nay ngoài tự nhiên không còn nhiều chim le le nữa. Chủ yếu là chúng được nuôi nhốt nhiều hơn. Mô hình nuôi con le le được nhiều người áp dụng vì có thể phát triển kinh tế từ chúng. Nhu cầu thương phẩm khá lớn nhưng nguồn cung lại không đáp ứng đủ. Vì vậy mà được nhà nước khuyến khích chăn nuôi chim le le sinh sản.
Kỹ thuật chăn nuôi cũng không quá phức tạp, dễ dàng cho người dân có thể áp dụng. Trước khi đi qua kỹ thuật chăn nuôi, cùng tìm hiểu tập tính của loài chim này nhé.
Loài chim này có tập tính sinh sống theo bầy đàn. Chúng bơi lội dưới nước rất giỏi và cũng có thể bay được lên không trung. Ở các phần đầu, cổ, lưng sẽ có lông màu xám đậm. Phần dưới bụng thì lông sẽ có màu vàng. Chỗ ngủ tập trung đông nên rất ồn ào, chúng làm tổ trong các gốc cây hay là tổ của các loài chim khác.
Mỗi 1 lứa, chim le le sẽ đẻ từ 6 -12 trứng, có con đẻ nhiều lên đến 15 trứng.
Việc nuôi con le le để lấy thịt sẽ dễ hơn so với việc nuôi để cho chúng sinh sản. Để chim có thể sinh sản tốt thì môi trường nuôi, chuồng nuôi, địa điểm phải thông thoáng, nhiều cỏ và đặc biệt nguồn nước sạch để đảm bảo phát triển khỏe mạnh.
Sau khi bước đến giai đoạn trưởng thành, cần cho chim trống và chim mái ghép đôi để sinh sản. Cần phải chọn con giống to, khỏe để chúng có thể đẻ trứng to và tỷ lệ nở thành công cao.
2. Kỹ thuật nuôi con le le sinh sản
Để có thể nuôi được chim le le sinh sản thành công. Người chăn nuôi cần nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật chăm sóc, cho ăn cũng như ấp chim và nuôi chim con hiệu quả.
2.1. Cách làm chuồng chim le le
Chim le le có đặc điểm nổi bật đó là có thể vừa bơi lội giỏi, vừa có thể bay được. Vì vậy chuồng nuôi phải đảm bảo được bao phủ kín, đảm bảo không cho chim bay ra ngoài. Tránh bị thú ăn thịt.
Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo chuồng được thông thoáng, như môi trường bên ngoài để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Xung quanh chuồng cần có nhiều bụi cây để vừa làm bóng râm, vừa là nơi trú ngụ an toàn cho con le le. Dưới mặt nước có thể thả lục bình, cỏ dại, bèo tấm để chùng lùng sục, trú ẩn và đẻ trứng.
Chuồng để chim le le sinh sản cần có những khu vực khô ráo để chúng có thể đẻ trứng. Phần lớn thì chim sẽ tự làm ổ đẻ cho mình. Tuy nhiên bà con nên làm sẵn ổ cho chúng để đảm bảo trứng được an toàn, không bị rớt vỡ. Ổ trứng có thể lót bằng cỏ khô, rơm rạ, rổ để trứng được bảo vệ.
Trong năm khoảng vào tháng 7-8 thì con le le bắt đầu đẻ trứng. Sau khoảng 3-4 tháng thì chúng lại tiếp tục 1 đợt đẻ trứng nữa nếu như biết cách chăm sóc đúng. Thức ăn đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau sinh.
2.2. Thức ăn cho chim
Trước khi chim bước vào thời kỳ sinh sản cần phải tăng cường chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt là đối với chim mái. Ngoài những thức ăn thông thường như là lúa, cám, gạo, chất xơ từ rau cỏ,… bổ sung thêm các thức ăn tươi như là tép, tôm, cá nhỏ với số lượng vừa phải.
Ngoài ra có thể mua những loại thức ăn hỗn hợp công nghiệp, thức ăn được chế biến sẵn để bổ sung dưỡng chất cho chim le le. Cần phải cho ăn đủ chất thì chim mới có thể đẻ được nhiều trứng. Nếu như để ấp trứng giống thì con đực cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng và nhốt chung với con cái.
Nếu chim đẻ càng nhiều trứng, tỷ lệ ấp thành công càng cao thì số lượng con giống sẽ càng nhiều. Bà con có thể tiết kiệm được chi phí mua giống, tự cung cấp cho cơ sở thì nguồn thu nhập sẽ càng cao hơn.
2.3. Cách cấp trứng chim le le
Bà con có thể làm ổ cho chim le le đẻ trứng thay vì để cho chúng tự làm ổ. Chim mẹ sẽ đến ổ ấp đến khi nở thành chim con. Nên lưu ý, nơi ấp phải là nơi khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, không gian phải an toàn an kín vào mùa đông. Có như vậy thì tỷ lệ nở ra chim con mới cao.
3. Cách phòng bệnh cho chim
Với những con chim sống bên ngoài tự nhiên thì sức đề kháng của chúng rất tốt, ít bị bệnh. Tuy nhiên đối với những con nuôi nhốt thì cần phải chú ý nhiều hơn. Rất dễ mắc phải những bệnh như là cúm gia cầm, đi ngoài,.. chết hàng loạt.
Nên thường xuyên phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng. Đồ ăn và nước uống phải được sạch sẽ và thay thường xuyên. Bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho chim.
Nếu nuôi chim gần ao thì không được để ao động tù nước. Cần phải thay nước để đảm bảo nước được sạch, trong. Có thể kết hợp nuôi tôm, cá hoặc là thả tép để cho chúng săn mồi tự nhiên. Đặc biệt là trồng thêm các loại cỏ dại, thức ăn ưa thích của loài chim này.
Khi chim xuất hiện các dấu hiệu của bệnh như là kén ăn, đi ngoài phân trắng, lông cổ xù,… Bà còn cần phải tìm ra được nguyên nhân và tìm cách khắc phục nhanh chóng. Nếu như để chim chết thì thiệt hại về kinh tế khá lớn. Đặc biệt là trong thời kỳ chim cái sinh sản cần có môi trường sạch sẽ, thoải mái, yên tĩnh thì mới ấp nở con thành công.
4. Kết luận
Việc nuôi chim le le sinh sản sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc nuôi chim để lấy thịt. Tuy nhiên chỉ cần có kiến thức về chăn nuôi cũng như học hỏi được kinh nghiệm. Áp dụng đúng phương pháp, kỹ thuật thì tỷ lệ thành công cũng khá cao. Nuôi chim sinh sản vừa có thể giảm được chi phí chăn nuôi, vừa có thể cung cấp cho bên ngoài nguồn giống để mang đến lợi nhuận kinh tế. Cải thiện được cuộc sống.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật nuôi chim le le sinh sản. Chúc bà con có thể nuôi thành công để mang lại nguồn thu nhập cao cho mình.
Tổng hợp: Traiga.vn
Tôi là Lão Ngoan Đồng với tên thật là Nguyễn Hữu Hưng, hiện tại tôi đang là một sư kê chuyên nuôi gà đá cựa sắt.