Gà Mía- Cách Chọn Giống Và Nuôi Gà Đạt Năng Suất Cao

Gà Mía là một trong những giống gà nổi tiếng của Việt Nam. Hiện nay được rất nhiều và con ưa chuộng, chăn nuôi và sử dụng. Chúng sở hữu thịt thơm, ít mỡ, kết hợp với vị ngọt, dai nhẹ và mềm nên rất được nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ giống gà này có đặc điểm ra sao. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức liên quan đến gà Mía. Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé.

1. Gà mía là già gì?

Gà Mía là một trong những giống gà nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay tượng tự như gà rốt ri. Có xuất xứ từ xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Thịt của giống gà này thơm và ít mỡ. Cộng với đó là vị ngọt dai và mềm nên rất được nhiều người ưa chuộng sử dụng.

Bên cạnh đó thời gian nuôi cũng không quá dài nên mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các hộ chăn nuôi. Nếu như bạn muốn đầu tư nuôi gà mía nhưng chưa biết bắt đầu từ đầu. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp kinh nghiệm cách chọn và nuôi giống gà Mía. Các bạn có thể theo dõi để tham khảo nhé.

2. Gà Mía giống và những đặc điểm cần biết

2.1. Đặc điểm gà mía giống

Nói về giống gà Mía thì đây là giống gà có nguồn gốc từ xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Với đặc điểm thân hình to, nặng, bộ lông có màu đỏ tiết. Phần ngực và đùi của gà có phần nở nang.

Với trọng lượng cơ thể lúc mới sinh khoảng 32g. Đến khoảng 4 tháng tuổi nặng khoảng 2.32kg đối với gà trống, và gà mái nặng khoảng 1.9kg thì có thể thịt được. Khi được 6 tháng thì gà Mía trống nặng 3.1kg, gà mái có trọng lượng khoảng 2.4kg. Đối với gà trưởng thành thì gà trống có trọng lượng khoảng 3.5kg và gà mái nặng đến khoảng 5kg.

Khoảng 7-8 tháng thì gà Mía mới bắt đầu đẻ được, tuổi này khá muộn so với những giống gà khác. Sản lượng trứng 1 năm sẽ khoảng từ 50 đến 55 quả mỗi con.

Thịt của gà Mía thơm, ngon, và da gà giòn. Giống gà này có khả năng kiếm ăn tốt và cũng là giống gà có sức đề kháng cao.

2.2. Giá gà mía giống hiện nay

Đối với giống này thì nuôi được tầm 4-6 tháng tuổi là có thể bán được. Vì nhờ chất lượng thịt của gà Mía tốt nên giá trên thị trường khá cao. Nằm trong khoảng 110.000 đồng/kg – 130.000 đồng/kg. Đối với gà mía giống thì mức giá của nó nằm khoảng 0.000 đồng đến 12.000 đồng/ con.

Gà Mía
Đặc trưng của gà Mía

3. Cách nuôi gà Mía năng suất cao

3.1. Cách chọn gà Mía chất lượng

Khi chọn gà Mía để nuôi, khuyên bà con nên chú ý chọn những con mắt sáng, nhanh nhẹn. Bụng gọn, mỏ đều, chân mập. Không bị các dị tật như là khoèo chân, mỏ vẹo, hở rốn, xệ bụng, cánh xệ.

Ngoài ra có bà con nên chọn giống con có sự đồng đều về trọng lượng và nên mua từ 1 cơ sở để có thể đảm bảo được chất lượng ổn định. Được tiêm phòng vắc xin đầy đủ từ khi còn nhỏ. Nếu như mua gà từ nhiều nguồn khác nhau sẽ khiến cho chúng ta khó có thể kiểm soát được tình trạng của gà. Khó có thể đảm bảo chắc chắn chúng có bị dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm gì hay không,…

3.2. Cách xây dựng chuồng trại cho gà Mía

Khi xây dựng chuồng trại cho gà Mía, bà con cần phải lưu ý một số vấn đề sau để có thể đạt được hiệu quả cao nhất:

– Chuồng trại nên được xây ở nơi cao ráo và thoáng mát. Có thể đảm bảo được mỗi mét vuông có từ khoảng 1-3 con là vừa.

– Rào lưới xung quanh che chắn bằng lưới B40, lưới, gỗ, tre đều được.

– Nên làm thêm bể chứa tro, cát và điểm sinh hoạt để cho gà tắm.

– Nên lắp đặt máng sỏi, đá nhỏ và cát xung quanh nơi chăn thả để gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

– Tập tính của giống gà mía là ngủ trên cao. Vì vậy đừng quên lắp đặt dàn đậu trong chuồng để gà ngủ trên cao. Dàn đậu nên cách nền từ 0.5m và cách nhau khoảng từ 0.3 đến khoảng 0.4m.

– Nên xây chuồng theo hướng Đông hoặc là Đông Nam. Để đang gà có thể hứng được ánh nắng mặt trời vào buổi sáng và tránh nắng gắt vào buổi chiều.

3.3. Thức ăn cho gà Mía

Giống gà Mía có khả năng tự kiếm cao cao. Vì vậy khi nuôi, bà con có thể tận dụng những thức ăn như là sắn, khoai, rau, ngô,… Đồng thời bà con có thể trộn thêm rau hoặc cám gạo để gà ăn có thể không bị tích mỡ. Nếu có thể, bà con có thể cho gà ăn thêm trùn đất để bổ sung đầy đủ nguồn đạm cho gà.

Khi gà còn nhỏ, nên chia nhiều cử trong ngày cho gà ăn thay vì cho ăn 1 lần. Mỗi lần cho ăn một ít và nên cho ăn các loại thức ăn như cám, bắp. Nên rải đủ lượng thức ăn thôi để đảm bảo chất lượng thơm ngon, kích thích gà thèm ăn.

Nếu như dùng máng treo thì nên điều chỉnh độ cao cả máng sao cho phù hợp với kích thước của gà. Đảm bảo có thể ăn dễ dàng và thoải mái. Tránh thức ăn bị rơi vãi khắp chuồng.

Trường hợp chăn nuôi chủ yếu là nhốt chuồng thì đừng quên cung cấp khoáng chất, vitamin E cho gà. Sau giai đoạn úm gà thì nên bổ sung thêm rau xanh. Bên cạnh đó bổ sung thêm thức uống sạch cho gà nhé.

4. Chăm sóc và phòng bệnh cho gà Mía

4.1. Vệ sinh chuồng, trại nuôi

Khi nuôi gà Mía, đừng  quên vệ sinh chuồng trại một cách có khoa học, thường xuyên. Cách vệ sinh cụ thể như sau:

– Máng ăn, máng uống, chuồng trại nên được vệ sinh hàng ngày để có thể đảm bảo được vệ sinh, an toàn cho gà…

– Chú ý cả hệ thống đèn sưởi cũng cần được đảm bảo vệ sinh.

– Mỗi buổi sáng nên mở cửa chuồng trại để gà được đón ánh nắng. Tiêu diệt được vi trùng và ký sinh trùng. Nơi mà chúng ẩn náu tại các góc kẹt của chuồng.

– Dọn dẹp sạch sẽ nơi thức ăn vương vãi để tránh bốc mùi hôi.

– Cọ rửa máng chứa phân sạch sẽ, thường xuyên.

– Quét dọn sạch sẽ lối đi ở hành lang để ngăn ngừa bệnh tật cho gà Mía.

– Đều đặn mỗi tháng tẩy uế cho chương trại, các dụng cụ chuồng trại như là tây mùi hôi thối,…

Gà Mía
Chăm sóc và phòng bệnh cho gà Mía

4.2. Kế hoạch vắc xin cho gà

Một điều không được bỏ qua chính là phải lên kế hoạch tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gà Mía. Cụ thể như là:

– Khi gà được 1 ngày tuổi, phải tiêm phòng bệnh Gumboro, Marek và dịch tả bằng cách những ngập mũi.

– Khi gà được 10 ngày tuổi thì hãy phòng bệnh Gumboro bằng cách nhỏ thuốc vào mũi gà. Đây cũng là giai đoạn để phòng bệnh đậu gà bằng cách tiêm phòng ở vị trí da dưới cánh gà.

– Khi gà được 21 ngày tuổi, bà con hãy tiêm phòng bệnh dịch tả cho gà Mía bằng cách cho gà uống hoặc là nhỏ mũi đều được.

– Khi gà được 28 ngày tuổi thì tiếp tục phòng bệnh Gumboro bằng cách cho uống hoặc là nhỏ mũi.

– Khi được 56 ngày tuổi, phòng bệnh dịch tả cho gà bằng cách cho uống vắc xin.

– Vào 105 ngày tuổi, bắt đầu phòng bệnh CRD bằng cách chích vào vị trí bắp gà.

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin, kiến thức quan trọng liên quan đến giống gà Mía mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Có thể tham khảo bài viết dưới đây để chọn được giống gà tốt nhất.

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn