Cách Điều Trị Gà Bị Sưng Khớp Chân Người Chăn Nuôi Nên Biết

Gà bị sưng khớp chân là do một một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma Synoviae gây ra viêm màng hoạt dịch hay viêm khớp. Đây là vấn đề nghiêm trọng trong chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gà đá. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trị bệnh sưng khớp ở gà này.

Sưng khớp chân gà một trong những căn bệnh người chăn nuôi khó để ý kỹ. Bệnh này với những người nuôi gà chọi sẽ có thể gây ra thiệt hại lớn vì chúng gây tổn thương đến cơ chân, khớp chân của gà. Còn với những hộ nuôi thường khi gà bị sưng khớp chân thì sẽ chỉ làm giảm tốc độ phát triển của gà. Người chăn nuôi cần hiểu rõ về bệnh này để biết và chữa trị cũng như phòng chống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

1. Gà bị sưng khớp chân là bệnh gì?

Gà bị sưng khớp chân là một bệnh khá phổ biến trong các trại chăn nuôi và nó đặc biệt gây hại đối với những hộ gia đình chăn nuôi gà đá. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này ở gà nhưng chủ yếu nhất là do vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây ra. Khi bị mắc bệnh này thì gà sẽ bị giảm tăng trọng và gây ra thiệt hại lớn cho chăn nuôi gia cầm.

Gà bị sưng khớp chân
Gà bị sưng khớp chân là bệnh gì?

Tỷ lệ gà bị sưng khớp chân trong đàn thay đổi từ 2-75%, với mức 5-15% là bình thường nhất. Tỷ lệ tử vong của bệnh này chỉ dưới 1%, nhưng đôi lúc cũng sẽ lên đến 10%.

Ngoài vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây bệnh cho gà trên còn có một số loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh viêm khớp chân trên gà hay viêm màng hoạt dịch như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, pasteurella và salmonella,… Ngoài ta, vi khuẩn Mycoplasma. gallisepticum cũng được xếp vào một trong số những nguyên nhân gây thương khớp.

2. Cách lây lan của sưng khớp chân

Bệnh sưng khớp chân lây truyền trong đàn gà bằng cách là tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. M. synoviae được tìm thấy ở gà từ 1 đến 4 tuần tuổi ở đường hô hấp.

Sự lây lan của bệnh này do vi khuẩn M. synoviae so với M. gallisepticum khá giống nhau, từ việc là M.synoviae tiến hành lây lan nhanh hơn.

Bệnh này thì phần lớn sẽ lây lan qua đường hô hấp và gần như 100% những chú gà dính phải vi khuẩn này qua hô hấp thì đều nhiễm bệnh, mặc dù rằng gà không có khoản có 1 xíu tổn thương khớp.

Một sơ chế truyền dọc đối với bệnh này là gà mẹ nhiễm bệnh thì đối với đời con cũng sẽ bị nhiễm bệnh sưng khớp chân này. Nếu như gà giống thương phẩm đẻ trứng và nhiễm bệnh trong quá trình đê thì tỷ lệ bệnh qua trứng cao nhất là 4-6 tuần sau khi nhiễm.

Cơ chế truyền dọc đóng vai trò chính của việc lây lan bệnh sưng khớp chân ở gà và gà tây. Do đó, trứng của đàn không có bệnh MS đều được dùng làm vaccine sống để chữa bệnh này.

Với những gà bị sưng khớp chân qua trứng thì thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, gà con 6 tuổi có thể nhiễm với tỷ lệ cao nhất. Thời gian ủ bệnh đối với những con gà mà nhiễm qua tiếp xúc sẽ tương đối dài từ 11-12 ngày, kháng thể có thể được phát hiện sớm khi mà triệu chứng bệnh còn ở lâm sàng.

3. Những dấu hiệu của gà bị sưng khớp chân

Để nhận biết xem gà bị sưng khớp chân hay không thì người chăn nuôi cần quan sát kỹ. Nếu mồng gà nhợt nhạt, xù lông và phát triển chậm. Các khớp khuỷu của chân thường xuất hiện tình trạng sưng, chủ yếu nhất là miếng đệm chân. Tuy nhiên có một số trường hợp gà không bị sưng khớp rõ ràng nên khó nhận biết.

Gà bị sưng khớp chân
Dấu hiệu bệnh là sưng miếng đệm chân gà

Gà mặc dù bị ảnh hưởng nhiều khi nhiễm bệnh này nhưng nhiều con vẫn có thể tiếp tục ăn uống nếu như được đặt gần nước và thức ăn.

Đối với gà bị sưng khớp chân do lây nhiễm qua đường hô hấp thì có thẻ xuất hiện âm rales nhẹ trong 4-6 ngày hoặc triệu chứng không xuất hiện.

4. Dấu hiệu bên trong của gà bị sưng khớp chân

Trong giai đoạn đầu của dạng viêm bao hoạt dịch ở chân đó là có các chất nhầy sền sệt màu xám bám xung quanh màng dịch của vỏ gân và khớp.

Các bề mặt khớp của gà bị sư khớp chân nhất là khớp háng và khớp vai sẽ trở nên mỏng dần và rỗ theo thời gian.

5. Cách điều trị bệnh sưng khớp chân

Trong nhiều nghiên cứu của các bác sĩ thú ý thì chúng ta có thể dùng kháng sinh để loại bỏ bệnh này ở gà.

Một trong những cách để chữa trị gà bị sưng khớp chân đó là:

  • Dùng ENROFLOXACIN hoặc DOXYCYCLINE + TYLOSIN với liều lượng sử dụng là 1 lần trong 1 ngày. Cho gà uống liên tục trong 7 ngày, lúc này thì tình trạng khớp sẽ giảm và khỏi.
  • Tiếp theo đó là sử dụng chất điện giải GLUCO C + VITAMIN tổng hợp, có thể trộn trong thức ăn hoặc nước uống và cho gà dùng liên tiếp từ 3-5 ngày. Bà con phải nhớ vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi thường xuyên.
  • Cách khác là người chăn nuôi có thể sử dụng TYLOVET pha với nước uống của gà với tỷ lệ là 1 – 1,2g/ lít, cho gà uống liên tục từ 3-5 ngày. Kết hợp thêm việc sử dụng ORESOL – GLUCOSE.

Hãy đến thú y để được nhận tư vấn hợp lý về thuốc kháng sinh để tiến hành tiêm hoặc cho gà ăn, uống hợp lý. Không nên tự tiện cho gà ăn kháng sinh khi chưa có sự cho phép và hướng dẫn từ bác sĩ thú y.

6. Cách phòng bệnh gà bị sưng khớp chân

Các bà con nông dân cần tăng cường vệ sinh chuồng trại chăn nuôi cùng đó thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát đàn. Nhớ sát trùng chuồng trại thường xuyên hơn. Thực hiện các xét nghiệm để nhằm kiểm soát tình hình của đàn gia cầm và có hướng xử lý đến như đàn bị nhiễm bệnh.

Gà bị sưng khớp chân
Biện pháp phòng là cần sát trùng chuồng trại thường xuyên

Trên đây là cách để nhận biết, điều trị và phòng bệnh cho gà bị sưng khớp chân. Người chăn nuôi cần chủ động quan sát đàn gà của mình để có thể kịp thời phát hiện và chữa trị. Tránh tình trạng để lâu ảnh hưởng đến cả đàn gà và tốc độ tăng trưởng của đàn nhé! Người chăn nuôi có thể tham khảo thêm một số bệnh khác ở Traiga.vn.

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn