Kỹ Thuật Nuôi Ngỗng Để Tăng Hiệu Quả Kinh Tế Cho Bà Con

Ngỗng là loài gia dễ nuôi, chúng nhanh chóng phát triển. Sức đề kháng khá tốt, ít gặp các bệnh ở gia cầm hay gặp. Thịt ngỗng khá là thơm và ngon, trứng của ngỗng giàu dinh dưỡng và khá béo, bà bầu ăn rất tốt. 

Hiện nay mô hình chăn nuôi ngỗng được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Dưới đây là kỹ thuật chăn nuôi mang lại thu nhập cho bà con, bạn đọc có thể tham khảo nhé. 

1. Kỹ thuật nuôi ngỗng hiệu quả

Ngỗng là một loài gia cầm dễ nuôi, chúng phát triển rất nhanh, ít bị mắc bệnh. Thịt chúng chúng vô cùng thơm và bổ dưỡng. Đặc biệt là khi chăn nuôi có thể giúp cho bà con cải thiện được nguồn thu nhập. Nuôi ngỗng không quá phức tạp vì đây là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, rau. 

Khả năng tăng trọng của chúng rất nhanh. Chỉ sau 10 – 11 tuần nuôi, trọng lượng của cơ thể tăng lên 40 – 45 lần so với lúc mới nở. Sẽ đạt được 4 – 4.5kg sau 3-4 tháng nuôi. Riêng đối với các giống ngỗng ngoại, có thể đạt trọng lượng cơ thể  4.5 – 5kg. Nếu chú trọng chăm sóc tốt từ lúc đầu thì tầm khoảng 3-4 tháng thì có thể xuất chuồng. 

Thời gian gần đây, nguồn cầu thịt ngỗng từ các khách sạn, nhà hàng rất lớn. Nhiều thương lái phải tìm đến tận nơi để thu mua. Ngành chăn nuôi ngỗng rất có tiềm năng phát triển. Nếu có ý định nuôi để phát triển kinh tế thì hãy theo dõi kỹ thuật chăn nuôi dưới đây nhé. 

1.1. Chọn con giống

Người chăn nuôi có thể lựa chọn một số giống như là ngỗng xám vằn, trắng, loại chân thấp, chân cao. Tùy thuộc vào nhu cầu chăn nuôi mà lựa chọn giống cho phù hợp. Nếu như muốn nuôi theo đàn thì nên chọn giống ngỗng vằn hoặc là xám, chân to, có thể tự đi kiếm ăn. 

Nên chọn những con nở đúng ngày, trọng lượng mỗi con đạt trung bình từ 85 – 100g/con. Nên chọn ngỗng con có lông mịn, mắt sáng tinh anh. Chúng đi lại linh hoạt, nhanh nhẹn, tự ăn uống tốt. Nên chọn mua ở những trang trại uy tín, đời bố mẹ được kiểm tra dịch bệnh và tiêm phòng an toàn, dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ thời sinh sản. 

1.2. Giai đoạn nuôi (gột) ngỗng con

Chuồng trại

Giai đoạn này vì con còn nhỏ nên chưa đủ khả năng điều tiết thân nhiệt, vì vậy chúng không chịu được rét. Cần phải sưởi ấm 24/24. Yếu tố quan trọng để giúp cho ngỗng con có được sức đề kháng tốt. Nên nhốt ngỗng con trong lồng được vây kín cao khoảng 1m. Phải được che chắn cẩn thận, cần sử dụng lò sưởi hay là bóng điện để có thể thắp sáng cũng như là sưởi ấm. 

Tuần đầu tiên, nhiệt độ chuồng nên giữ ở mức 32 – 35 độ C. Các tuần sau đó thì giảm dần xuống. Tuần thứ 2 giảm còn khoảng 27 – 29 độ C. Tuần thứ 3 giảm còn khoảng 25 – 27 độ C và tuần thứ 4 giảm xuống còn khoảng 23 – 25 độ C.

Lưu ý 1 điều là nếu như sưởi ấm bằng than hoặc là trấu thì phải làm ống thoát khói. Tránh cho chúng bị ngạt vì thiếu oxi, hít phải khí độc từ than, 

Nếu như khi lạnh chúng sẽ nằm đè lên nhau. Nóng quá thì chúng sẽ tránh xa chỗ nguồn nhiệt. Còn nhiệt độ đủ ấm thì chúng sẽ hoạt động ăn uống bình thường. 

Mật độ đàn nuôi

Cần đảm bảo chuồng ngỗng con không quá chật để chúng có thể thoải mái hoạt động. Mật độ cao nhất khoảng 10–15 con/m2. Đối với ngỗng trên 7 ngày tuổi và dưới 1 tháng tuổi thì mật độ khoảng 6–8 con/m2. 

Chăm sóc và thức ăn

Những tuần đầu, chỉ nên nuôi ngỗng trong chuồng, không nên cho ra ngoài. Thức ăn chủ yếu của chúng là bèo tấm, lá cải bắp, lá su hào,… những rau này được thái nhỏ và trộn chung với cám hoặc là gạo. Nếu như đầu tư, có thể mua thức ăn chế biến sẵn, sau đó trộn với cám theo tỷ lệ 35 – 40%. 

Mỗi ngày cho ăn 4-5 bữa. Vì chúng rất nhanh lớn, cho nên kích thước của máng khoảng 45*60*2cm cho 25-30 con. Máng nước cũng phải đủ rộng để cung cấp cho ngỗng uống hàng ngày. 

Bước qua tuần thứ 3, ngỗng dần cứng cáp hơn nên có thể làm quen với môi trường bên ngoài. Có thể chăn thả ở những nơi có cỏ tự nhiên, nguồn nước sạch và có bóng râm để chúng nghỉ ngơi dưới mát. Ban ngày ngỗng sẽ tự kiếm ăn, chỉ cần bổ sung thức ăn vào chiều và tối. 

Nên lưu ý một điều đó là thức ăn xanh rất quan trọng đối với ngỗng. Giai đoạn 25- 26 ngày tuổi, ngỗng có thể ăn 1 – 1.2 kg/ngày. Càng về sau thì khẩu phần ăn sẽ tăng mạnh hơn. 

Ngỗng
Kỹ thuật nuôi ngỗng hiệu quả

1.3. Giai đoạn nuôi ngỗng trưởng thành

Chuồng trại

Giai đoạn ngỗng đã lớn thì việc đầu tư cho chuồng trại đơn giản hơn so với ngỗng con. Chỉ cần xây chuồng theo không gian mở, thoáng, có nhiều ánh sáng và phải có khoảng sân rộng. 

Nên tận dụng các vật liệu có sẵn và nên có hệ thống mái che để tránh mưa, nắng. Nên xây chuồng trên các khu đất cao, có bóng cây che mát, nền chuồng không cần phải đổ bê tông. Để không cho ngỗng bay ra ngoài và chạy mất, dùng lưới, thép để quây xung quanh. 

Mật độ đàn nuôi

Phụ thuộc vào khả năng và điều kiện chăn nuôi của mỗi họ. Có thể chăn thả ngỗng thịt theo đàn lớn, từ vài chục con đến hàng trăm con. Lưu ý, không được để lứa tuổi quá nhiều chênh lệch để có thể dễ dàng chăm sóc hơn.

Chăm sóc và thức ăn

Giai đoạn nuôi ngỗng từ 29 ngày tuổi đến 56-75 ngày tuổi có thể thịt được, việc chăm sóc diễn ra bình thường. Ban ngày có thể chăn thả, chiều tối lùa về, bổ sung thêm rau xanh, thức ăn tinh tại chuồng. 

Giai đoạn 29-49 ngày tuổi, 1 con ngỗng có thể ăn 1.5 – 1.8kg/ ngày. Thức ăn tinh có thể là khoai lang, thóc, ngô, bột đỗ tương,… Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay tăng trưởng, điều này sẽ khiến cho chất lượng thịt bị kém chất lượng. 

Nếu ngỗng được chăn nuôi, cho ăn đủ rau xanh, được chăn thả tự nhiên sẽ ít bị thiếu vitamin và khoáng chất. Đối với ngỗng nuôi nhốt, cần phải bổ sung đầy đủ. 

1.4. Giai đoạn vỗ béo ngỗng

Khoảng 12-15 ngày trước khi xuất chuồng, ngỗng cần được vỗ béo để tăng trọng lượng và tăng chất lượng thịt. Cho ngỗng giảm vận động, ăn nhiều thức ăn tinh, mỗi ngày khoảng 250-350g/con. Có thể sử dụng ngô vàng hoặc là ngô đỏ ngâm qua đêm, sau đó thêm 1 ít muối. Ngoài ra có thể cho ăn thêm các loại như là cám, ngô trộn rau xanh.

Cuối ngày có thể cho ngỗng ăn thêm hạt đậu tương được luộc chín. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp ngỗng nhanh tăng cân. Nên vỗ béo ngỗng khoảng 12-15 ngày, nếu kéo dài hơn sẽ bị tăng chi phí thức ăn. 

1.5. Phòng bệnh

Mặc dù nuôi ngỗng khá đơn giản, tuy nhiên vì nuôi với số lượng lớn nên cần phải phòng bệnh. Có thể sẽ mắc phải một số chứng bệnh gây ra thiệt hại cho cả đàn. Cần chú ý phòng tránh các loại bệnh như là:

– Bệnh tụ huyết trùng: bệnh này khiến cho ngỗng đi ngoài, viêm kết mạc và sút cân. Thường là do quá trình vận chuyển, chuồng bẩn và chật, độ ẩm ảo, thiếu nước và do sự biến đổi nhiệt. 

– Bệnh cắn rỉa lông: thường do nuôi nhốt chật chội, không có chỗ cho cho chúng hoạt động thoải mái. Chuồng ẩm và thiếu ảnh sáng, nhốt nhiều lứa cùng với nhau. 

Để phòng tránh các bệnh được nói phía trên, cần phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Phun thuốc khử trùng theo định kỳ để chống các bệnh gây thiệt hại cho cả đàn. Các dụng cụ cũng cần phải được sát trùng kỹ, nhất là giai đoạn khi có dịch bệnh diễn ra. 

Ngỗng
Phòng bệnh

2. Kết luận

Trên đây là kỹ thuật chăn nuôi ngỗng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Nếu như có ý định nuôi ngỗng để phát triển kinh tế thì bà con có thể tham khảo bài viết trên đây nhé. 

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn