Gà h’mông hiện nay đang làm khuynh đảo người dân toàn khắp Việt Nam. Nhà nhà, người người đổ xô đi mua giống gà này để biếu, để ăn, làm cảnh và để làm giống nuôi. Chính vì vẻ ngoài có một không hai của nó và giá trị kinh tế nó mang lại cho bà con khá cao nên người dân có xu hướng chăn nuôi giống này. Traiga.vn sẽ giúp bà con tìm hiểu cách nuôi giống gà này đúng cách nhé!
Gà h’mông
Gà h’mông là một giống gà quý hiếm ở vùng núi phía Tây Bắc. Lí do vì sao nó được gọi là H’ mông vì được nuôi từ các bà con dân tộc h’mông và chúng sinh sống tại nơi này.
Phân loại.
Được chia làm 2 loài, loài bản địa và loài thuần chủng.
Gà h’mông thuần chủng
Chúng có màu đen hơi tái xạm, không chỉ bề ngoài mà xương và thịt cũng màu đen. Đặc điểm này của chúng khá giống với gà đen Indonesia. Sống tập trung ở một số vùng Tây Bắc như Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La,…Vào năm 2007, Viện chăn nuôi Quốc gia đã đưa nó vào danh sách những loại động vật quý hiếm cần được bảo tồn, thuần hóa.
Gà h’mông bản địa
Thuộc diện động vật hoang dã tập trung sống ở vùng rừng núi. Khác với giống thuần chủng, gà bản địa đã được người h’mông thuần hóa và gần gũi hơn với con người. Chúng cũng sống trên rừng. Ban ngày thì đi lên rừng kiếm ăn, chiều tối về nhà và đêm thì ngủ trên cây gần nhà. Giống này cực kì thông minh nên có thể tự đi về nhà mà không cần chủ nuôi phải chỉ dẫn.
Gà đã lai tạo
Vì gà bản địa cho năng suất trứng khá ít. Nên Viện nghiên cứu đã lai tạo giống gà bản địa với giống gà ri bên Trung Quốc hoặc với gà Ai Cập để cho năng suất trứng cao hơn. Gà lai có màu xám hơi nhạt như màu tro. Bao gồm tổng cộng có 5 móng, xương đen và da cũng đen. Trung bình mỗi năm gà lai đẻ khoảng 200 trứng. Khác với gà h’mông thuần chủng, gà lai được mua về để nuôi lấy trứng.
Đặc điểm gà h’mông
Vẻ ngoài và bên trong đều đen sì là một đặc trưng của gà h’mông. Với hình dáng khá nhỏ tương đương với gà Loghorn. Phần chân màu đen, bao gồm 5 ngón, mào thâm đen. Thịt của giống này rất nhiều dinh dưỡng mà hàm lượng cholesteron rất nhỏ, thịt chắc và dai. Mỗi con có cân nặng rơi vào khoảng 1,5 kg. Chúng hay bay, nhảy để tìm kiếm thức ăn ở những môi trường cực kì khắc nghiệt.
Tác dụng của gà h’mông
Người ta sử dụng gà bản địa để làm giống. Các trang trại mở ra khá nhiều để đáp ứng nhu cầu của những bà con xa xôi. Nó cũng được xem là một món ăn đầy dinh dưỡng vì chứa hàm lượng axit amin cao, axit linoleic cũng rất cao nhưng cholesteron lại thấp nên có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một số sử sách cho biết, thời xưa đây là con gà giúp nhà vua tăng cường sinh lực, bồi bổ dương khí. Mật của gà có thể chữa ho cho trẻ em. Xương có tác dụng làm giảm triệu chứng run tay, run chân. Gà h’mông được nấu chung với thuốc bắc giúp bổi bổ chứng suy nhược cơ thể, phụ nữ đang mang thai.
Cách nuôi giống gà bản địa
Gà h’mông có sức đề kháng cực kì tốt, thường được nuôi thả trên rừng hoặc các nương ngô, đồi sắn. Khi nuôi chúng, các chủ trại thường không quá tốn kém trong việc mua thức ăn. Vì hầu như ban ngày chúng đều tự đi kiếm ăn đến tối mới về nhà ngủ. Cần tiêm vacxin từ những ngày đầu cho những con nhỏ. Mặc dù sức đề kháng của chúng rất tốt nhưng những dịch bệnh cũng có thể gây tổn hại đến đàn gà. Vào những ngày mưa, thời tiết xấu, nên hạn chế cho chúng đi ra ngoài.
Chúng cũng có thể nuôi bằng hình thức nhốt chuồng hoặc nuôi thả vườn kiểu mới để cho năng suất cao hơn. Thức ăn cho gà cũng rất đơn giản, các loại mầm, đậu, mồi và bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất.
Gà h’mông được nhiều bà con mua về để làm giống chăn nuôi. Bởi vì nguồn cầu nhiều hơn nguồn cung. Tại các gian thương, giống gà này hiện đang cháy hàng đối với dịp Tết vừa rồi. Traiga.vn là nơi chia sẻ các giống gà đối với bà con chăn nuôi gia cầm.
Tổng hợp: Traiga.vn
Tôi là Lão Ngoan Đồng với tên thật là Nguyễn Hữu Hưng, hiện tại tôi đang là một sư kê chuyên nuôi gà đá cựa sắt.