Chim công là loài chim được xếp vào danh sách 10 loài chim đẹp nhất hành tinh. Bộ lông của nó vô cùng xinh đẹp và bắt mắt. Tại Việt Nam, đây là loài chim quý hiếm có trong sách đó thuộc nhóm 1B.
Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về tập tính cũng như kỹ thuật nuôi con công như thế nào nhé.
1. Đặc điểm chim công
Chim công là một trong những loài chim có bộ lông vô cùng đẹp. Trước kia thì hầu như ở tất cả các cánh rừng đều có sự xuất hiện của chim công. Tuy nhiên vì nạn săn bắt, tàn phá rừng càng nhiều, cho nên số lượng con công ngày càng bị hạn chế. Chủ yếu bạn sẽ bắt gặp chim công trong các bảo tàng quốc gia, vườn thú hay thảo cầm viên.
Hiện nay tại Việt Nam có 2 loài chim công được nuôi phổ biến đó là công lục và công lam. Công lục hay còn gọi là công má vàng, công lam hay gọi là công Ấn Độ.
Cơ bản cách nuôi 2 loại công này không có nhiều sự khác nhau. Con công Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam từ lâu, vì vậy chúng có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta.
Chim trống trưởng thành cơ thể dài đến hơn 2 mét. Trong khi đó, bộ đuôi dài đến 1,5m vào thời kỳ khoảng 3-5 tuổi. Cân nặng khoảng 8-12kg. Vào đầu thời kỳ sinh sản khoảng tháng 12 âm lịch, chim trống sẽ có biểu hiện xòe lông đuôi.
Thời gian này, người nuôi sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp hoàn mỹ của loài con công, từ cử chỉ đến hành động rồi đến sắc lông. Sau đó, bắt chúng bắt đầu rụng lông đuôi và thay lớp lông mới chuẩn bị cho mùa sinh sản tiếp theo.
Đối với chim mái thì trọng lượng cơ thể nhỏ hơn, cơ thể cũng ngắn hơn cho chơi chim công trống. Đặc biệt, khi nhìn vào bộ lông sẽ thấy màu sắc ít sặc sỡ hơn nhiều.
Với Chim mái , trọng lượng , chiều dài cơ thể nhỏ hơn , màu lông cũng không sặc sỡ và đẹp như chim trống
2. Cách phân biệt chim trống và chim mái
Để có thể phân biệt được chim mái và chim trống thì cần phải dựa vào một số đặc điểm: Bao gồm chiều dài đuôi, sắc tố lông, chiều cao của chân, chiều dài cổ, màu da chân, số lông chính trên mào. Ngoài ra có thể dựa vào việc so sánh kích thước, trọng lượng của cơ thể.
Có thể phân biệt rõ nhất vào thời kỳ khi con công từ 18 tháng tuổi. Lúc này chim có sự thay đổi rất lớn về ngoại hình. Lúc chúng còn nhỏ thì khó mà có thể phân biệt được con nào trống con nào mái. Nếu như là người có kinh nuôi lâu năm và dựa vào cảm quan nghề nghiệp thì mới có thể biết được.
Chim công là loài chim thông minh, rạng ngời. Nếu chúng được nuôi thuần và chăm sóc từ nhỏ thì không sợ chúng bay mất khi thả ra.
3. Kỹ thuật làm chuồng trại
Để làm được chuồng nuôi chim công thì vật liệu chuẩn bị cũng khá đơn giản.
– Cần có lưới mắt cáo hoặc là lưới B40 để quây xung quanh.
– Lưới cước dùng để làm phần mái lợp trên nóc. Có thể sử dụng các vật liệu khác làm mái che như là tấm nhựa, xi măng,…
– Có thể tận dụng các nhà kho, chuồng cũ, xưởng, có thể cải tạo lại và làm thành chuồng nuôi.
– Nền chuồng nên được rải cát, đảm bảo khô thoáng, lông đuôi không bị dính bẩn khi di chuyển. Đồng thời có chỗ để chúng tắm cát làm sạch bộ lông.
Tùy vào điều kiện chăn nuôi mà thiết kế chuồng trại theo các kích thước khác nhau. Miễn sao có thể đảm bảo được thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Trong tự nhiên, sức đề kháng của chim công khá tốt. Có thể chịu được gió lùa và mưa tạt. Tuy nhiên khi nuôi nhân tạo thì nên có mái che để con công trú ẩn tốt hơn. Nếu như nuôi theo bầy thì nên đánh mã số vào chân để tiện theo dõi.
4. Kỹ thuật chăm sóc chim
Công là loài động vật ăn tạp. Thức ăn chính của chúng chủ yếu là ngô, thóc, kết hợp với cám tổng hợp. Bên cạnh đó còn có thể cho ăn cùng với rau xanh.
Nên sử dụng máng ăn, máng uống cho gà, vịt để đựng thức ăn và nước uống cho chim công. Nên thay nước định kỳ 1 ngày 1 lần nếu như không có hệ thống nước tự động. Nên thường xuyên vệ sinh máng ăn, uống để tránh mầm bệnh phát triển.
Chim non sau khi nở và nuôi trong chuồng nhỏ, nền chuồng phải lót giấy báo hoặc xốp. Nhiệt độ chuồng nên duy trì ở mức 25 – 30 độ C. Khi đã được 20-30 ngày tuổi thì nhiệt độ giảm xuống còn 24 – 26 độ C.
Sau 30 ngày tuổi thì nhiệt độ giảm xuống 18 – 20 độ C. Có thể sử dụng chuồng lớn hơn avf nền chuồng có thể sử dụng lưới mắt cáo để làm.
Chim con mới nở có thể tự ăn như gà con, thức ăn là cám tổng hợp dùng cho gà. Sau 30 ngày tuổi có thể kết hợp cho ăn với thóc nghiền hoặc là ngô. Sử dụng thêm các loại rau xanh được thái nhỏ như là cải, rau muống, rau ngót.
Chim càng lớn thì tỷ lệ cám tổng hợp nên giảm xuống 50%. Đến khi chim được 6 – 8 tháng thì cho ra chuồng lớn. Khi chim bước vào tuổi trưởng thành, cho ăn cám tổng hợp kết hợp với ngô, thóc nguyên hạt. Tăng cường các loại rau xanh và cho ăn thường xuyên để tăng sức đề kháng cũng như có được bộ lông đẹp.
5. Cách phòng bệnh cho con công
Đối với chim công mới nở, người chăn nuôi sử dụng một số kháng sinh để phòng bệnh.
– Từ 1-2 tuần tuổi sử dụng Streptomycin để ngừa
– Từ 3 – 5 tuần tuổi sử dụng pox Fowl. Có thể cho uống trực tiếp, hòa vào thức ăn hoặc tiêm chủng theo như tỉ lệ được ghi trên bao bì.
Các bệnh thường gặp khi nuôi Chim Công:
– Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột: biểu hiện của chúng là đi ngoài phân xanh, phân trắng do nhiễm khuẩn Ecoli.
– Bệnh tụ huyết trùng: biểu hiện của bệnh là sã cánh, xù lông, teo chân.
– Bệnh phù đầu, sưng mặt
– Bệnh về hô hấp như sưng phổi, thở khò khè.
– Bệnh do ký sinh ngoài da: sử dụng thuốc trị ghẻ cho chó mèo để bôi trực tiếp lên trên.
– Bệnh giun sán ở mắt: gà bị mù mắt.
Để tránh rủi ro, người nuôi nên tiêm ngừa vacxin theo định kỳ hoặc là theo độ tuổi như là GUM, H5N1
Cơ bản thì cách phòng và trị bệnh cho chim công cũng tương tự như ở gia cầm. Hoàn toàn có thể sử dụng thuốc cho gia cầm bán ở các tiệm thú ý để điều trị theo chỉ dẫn. Một điều cần phải lưu ý đề phòng chống bệnh đó là vệ sinh chuồng trại kỹ lưỡng cũng như tại các khu vực lân cận. Theo dõi thời tiết để có biện pháp bảo vệ tốt nhất.
Việc nuôi chim công không chỉ mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho người dân vì có là nguồn thu siêu lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay. Nuôi chim còn giúp duy trì được việc bảo tồn nguồn gen những loài động vật quý hiếm hiện nay cần được bảo vệ.
Tổng hợp: Traiga.vn
Tôi là Lão Ngoan Đồng với tên thật là Nguyễn Hữu Hưng, hiện tại tôi đang là một sư kê chuyên nuôi gà đá cựa sắt.