Trên vùng núi Tây Bắc lạnh quanh năm, từ đứa con nít đến cụ già đều có thể nhận biết được đâu là một chiến kê rừng hay.
Vừa qua, phóng viên Trại Gà đã có một chuyến lên vùng núi Tây Bắc, tìm hiểu về cách nuôi và chọn gà chọi rừng của người Mông.
Phỏng vấn anh Vừ A Vì ở bản Pha Khuâng, xã Co Mạ (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), chúng tôi được biết: Giống gà rừng đá hay nhưng lại rất nhát khi thấy người. Thường chúng ta sẽ không bắt gà về nuôi mà đem trứng về để ấp gà con. Gà mới nở sẽ quen dần với người nuôi, cũng dạn dĩ hơn. Nhưng để thuần chủng hoàn toàn thì phải đến đời F2, thậm chí F3. Bởi đời F1 còn rất nhút nhát, sợ người nên khó huấn luyện.
Theo bác Sinh, một sư kê có tiếng trong làng thì muốn thân với gà phải làm quen với gà từ khi còn nhỏ. Cách tốt nhất là người nuôi chủ động cho gà ăn, mớm đồ ăn cho gà. Đến khi gà được 6-7 tuần tuổi, con nào cao to, khỏe mạnh, lanh lợi, mắt tinh anh sẽ được người nuôi huấn luyện để chiến đấu và đem đi lai giống. Tuyệt đối không nhốt gà rừng vào chuồng, vì giống này rất hiếu động. Chỉ nên buộc sợi thừng vào một chân gà, sau đó buộc vào cột gỗ để giữ gà.
Sau khi gà chọi rừng lớn, người dân trong làng thường xuyên tổ chức cọ xát cho gà. Những trận đấu này không phải thi đấu, chỉ để huấn luyện cho gà là chính. Những trận đá gà thường chính thức thường tổ chức vào các ngày lễ hội, theo phong tục người Mông. Các sư kê có thể tìm đến bản Pha Khuâng để học hỏi và giao lưu nhé!
Tổng hợp: Traiga.vn
Tôi là Lão Ngoan Đồng với tên thật là Nguyễn Hữu Hưng, hiện tại tôi đang là một sư kê chuyên nuôi gà đá cựa sắt.