Làm sao để có cách đặt bẫy gà rừng hiệu quả, săn được nhiều gà là câu hỏi mà dường như nhiều anh em thắc mắc. Bẫy giò là 1 trong những loại bẫy phổ biến đối với những anh em săn gà hay áp dụng.
Trong 1 cuộc săn, anh em thợ săn cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ nghề cho mình. Bao gồm gà mồi, loa, bẫy giò, thức ăn, nước uống,… Cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi để biết cách đặt bẫy gà rừng thành công nhé.
1. Cách đặt bẫy gà rừng thành công dựa vào thời gian và vị trí đặt
1.1. Thời gian đi săn gà rừng
Bẫy giò gà rừng được làm bằng loại cáp siêu bền, không gỉ và chúng có thể chống chịu được lực lớn. Được nối với 1 thòng lọng làm bằng dây dù bền. Các chân cắm được nối với nhau.
Cách đặt bẫy gà rừng thành công đó là đặt bẫy vào khoảng 4 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian gà bắt đầu đi kiếm ăn. Chọn những địa điểm để đặt bẫy đó là gần với suối, có rừng gỗ pha với nứa, tre, giang,… hoặc là đặt bẫy ở gần các nương rẫy.
Thời gian bẫy gà rừng tốt nhất trong năm đó là tháng 11 âm lịch kéo dài đến tháng 4 âm lịch năm sau. Đây là thời điểm mà gà rừng sung nhất, dễ dàng bẫy và trúng. Anh em nào đi bẫy vào thời điểm này chắc chắn sẽ bẫy được nhiều gà.
1.2. Chọn vị trí đặt bẫy hiệu quả
Một trong những yếu tố quan trọng trong cách đặt bẫy gà rừng hiệu quả là chọn vị trí đặt bẫy. Nên chọn những nơi trống trãi, nơi ít có cây cỏ, bụi rậm. Cắm giò cắm bao quanh con gà mồi, đặt gà mồi ở giữa các giò cắm. Cần phải xích gà mồi lại bằng cọc cắm và xây xích một cách chắc chắn để khi có gà rừng đến không hăng chiến mà bị bay mất.
Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm loa để phát tiếng gà gáy hỗ trợ cho gà mồi. Trong trường hợp gà mồi lười gáy thì có thể kích được cả gà mồi lẫn gà rừng. Giò cắm với gà mồi nên đặt cách nhau từ 1-1,5m để phòng gà mồi không bị dính vào giò cắm.
Cách đặt bẫy gà rừng cần phải cắm bẫy vào 1 vị trí cố định để khi gà rừng dính bẫy không kéo bẫy đi. Khi gà rừng dính bẫy rồi thì nên gỡ gà ra khỏi bẫy trước sau đó mới sắp xếp lại vì bẫy rất dễ bị rối. Anh em nên kiên nhẫn để gỡ ra rồi xỏ dây lại như ban đầu là được. Khi xếp bẫy thì cũng nên xếp theo thứ tự để sau này mang ra sử dụng ko bị rối, mất thời gian.
Có thể sử dụng cách đặt bẫy gà rừng này trong việc bẫy chim đa đa, bìm bịp, chim quốc,… những chim nào chân dài đều có thể sử dụng để bẫy.
2. Các cách đặt bẫy gà gừng hiệu quả
2.1. Cách đặt bẫy gà rừng bằng cách dùng gà lai
Giống như những giống gà khác, gà rừng rất ghét trong lãnh thổ của mình xuất hiện tiếng gáy của con gà khác. Dựa vào đặc điểm này mà những người thợ săn có thể thực hiện cách đặt bẫy gà rừng bằng gà lai.
Việc trước tiên đó là anh em cần phải chuẩn bị một con gà rừng lai khỏe mạnh. Đặc biệt tiếng gáy của chúng phải vang, gáy liên hồi mới thu hút được sự chú ý của gà rừng. Nên chọn gà lai giữa gà tre với gà rừng. Ưu điểm của giống gà này là chúng không hề sợ sệt khi đối mặt với đối phương. Vì thế chúng được sử dụng làm gà mồi để chọc tức gà rừng.
Khi nghe thấy tiếng gáy của gà trong rừng thì tiến hành đặt bẫy để nhử chúng đến. Sau khi đặt bẫy và gà mồi vào một vị trí để nhử thì anh em cần phải tìm chỗ để núp kín. Không được để cho gà rừng nhìn thấy hoặc nghe tiếng động. Đây là giống gà rất tinh anh và nhạy bén. Vì thế khi nghe thấy thì chúng sẽ bay đi mất.
Khi gà mồi đã thu hút được gà rừng rồi thì gà rừng sẽ tìm đến và lao thẳng vào đá gà mồi. Chắc chắn chúng sẽ dính vào 1 trong các giò cắm mà bạn đã đặt trước đó. Như vậy việc áp dụng cách đặt bẫy gà rừng phối hợp với gà mồi như thế này sẽ không khiến bạn mất quá nhiều thời gian mà hiệu quả mang đến vô cùng cao.
2.2. Cách đặt bẫy gà rừng bằng lưới
Đặt bẫy bằng lưới nghe thì thấy có vẻ dễ thực hiện, tuy nhiên cách này đòi hỏi người săn phải có sự khéo léo. Gà rừng là giống gà hết sức tinh anh, nhanh nhẹn và sợ người. Vì vậy khi thấy con người xuất hiện hay nghe tiếng động là chúng chạy ngay. Khi thực hiện bẫy gà rừng cách lưới cần phải lưu ý một số đặc điểm sau:
Chọn loại lưới bẫy gà rừng: sử dụng lưới để bẫy gà phải đúng kích cỡ, không được quá dày hoặc là quá thưa lỗ. Đặc biệt lưới không được có mùi hôi từ hóa chất tẩm lưới. Nên chọn lưới có màu đơn giản, không quá sặc sỡ.
Kỹ thuật giăng lưới: cần phải kiểm tra kỹ lưới, loại bỏ rác và các vật dính trên lưới trước khi đặt bẫy gà rừng. Trải lưới đều ra, treo lưới vào cột hay là móc cố định để cho phần lưới rũ xuống. Chân lưới phải có treo chì cho nặng để khi gà dính bẫy không tung lưới thoát ra được.
2.3. Cách dụ gà vào lưới
Sau khi giăng lưới, anh em đuổi gà vào phần lưới đa giăng và kiểm soát các vị trí mà gà có thể bay ra ngoài. Sau đó thu hẹp dần lại diện tích giăng lưới và bắt gà.
Sau khi dùng xong lưới thì cần phải kiểm tra lưới có bị dính gì hay không. Như là lông gà, lá cây, chất bẩn,… lấy chúng ra để lưới không bị ám mùi hôi. Cẩn thận xếp lưới lại để lần sau sử dụng tiếp.
2.4. Cách đặt bẫy gà rừng bằng bẫy giò
Cách đặt bẫy gà rừng hiệu quả đó là người ta sẽ sử dụng 20 bẫy giò để tăng tỷ lệ gà mắc bẫy cao hơn. Để có thể áp dụng cách đặt này hiệu quả. thì nên kết hợp với gà mồi như đã nói ở trên.
3. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách đặt bẫy gà rừng hiệu quả. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích để đi săn gà rừng. Anh em, bà con có thể tham khảo thêm các tin tức chăm sóc gà, nuôi gà hiệu quả dù là gà thường hay gà chiến đá gà casino tại chính trang web này luôn nha.
Tổng hợp: Traiga.vn
Tôi là Lão Ngoan Đồng với tên thật là Nguyễn Hữu Hưng, hiện tại tôi đang là một sư kê chuyên nuôi gà đá cựa sắt.