Gà Rừng – Đặc Điểm, Tập Tính Sống Của Giống Gà Có Giá Trị Cao

Gà rừng Việt Nam, một trong những loại gà thuộc họ gà rừng lông đỏ. Chúng xuất hiện nhiều tại các tỉnh miền núi. Có tên khoa học là Gallus gallus jabouillei. Đây là loài được săn bắt để lấy thịt. Tại Việt Nam thì chúng được gọi với cái tên thân thuộc hơn đó là gà rừng hoặc là gà rừng tai trắng.

Để nắm rõ được những kiến thức về giống gà rừng này thì mời độc giả hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Đặc điểm của gà rừng Việt Nam

Với tên khoa học là Gallus gallus jabouillei. Chúng là một trong những loài gà thuộc họ gà rừng lông đỏ Gallus gallus. Tại Việt Nam thì chúng được gọi với tên tên đơn giản hơn đó là gà rừng hay gà rừng tai trắng. Chúng thường được con người săn bắt để lấy thịt chủ yếu.

1.1. Đặc điểm nhận dạng

Gà rừng Việt Nam thuộc loài chim. Chúng có trọng lượng trung bình khoảng từ 1-1,5kg. Sải cánh dài từ 200-300mm. Chúng ta có thể nhận diện được chúng thông qua một số đặc điểm nổi bật sau:

– Gà mái và trống sẽ có một số đặc điểm khác nhau một chút. Đối với gà trống thì phần lông đầu và lông cổ sẽ có màu đỏ da cam. Phần lưng và cánh của gà trống se có màu đỏ sẫm. Còn gà mái thì chúng sẽ có kích thước trọng lượng cơ thể nhỏ hơn. Toàn thân chung sẽ có màu nâu xỉn.

– Mắt màu vàng cam hoặc là màu nâu.

– Mỏ có màu xám chỉ hoặc là nâu sừng, thịt màu đỏ.

– Phần xương chân thon, nhỏ, màu xám nhạt, chân chỉ, cựa nhọn và dài.

– Một trong những điểm nổi bật mà có thể nhận biết được đó chính là đôi tai màu trắng phau. Vì vậy chúng mới có tên gọi là gà rừng tai trắng nhờ đặc điểm này.

So với gà ta thì lông gà rừng có màu sắc sặc sỡ và thu hút hơn rất nhiều. Dáng dấp của chúng nhanh nhẹ và thon gọn. Chân có màu đen, tích trắng, mồng lá nhỏ. Chính vì vẻ đẹp này nên rất nhiều người đam mê gà, đá gà yêu thích.

1.2. Tập tính sinh sống của gà rừng

Môi trường sống để chúng có thể phát triển thích hợp nhất chính là rừng thứ sinh. Nơi gần nương rẫy hoặc là rừng gỗ pha với cây nứa, giang,… Tuy nhiên bạn có thể bắt gặp chúng xuất hiện ở bất cứ khu rừng nào.

Đây là giống gà tuy nhút nhát nhưng lại rất tinh khôn. Chỉ cần nghe tiếng động lạ nhỏ thôi là lập tức chúng tránh xa. Nhạy bén trong việc phát hiện vị trí đặt bẫy. Chúng thường sống thành đàn với nhau. Mục đích và bảo vệ và che chở có nhau.

Thời điểm mà chúng hoạt động mạnh nhất là vào khoảng thời gian sáng sớm và xế chiều. Nơi ngủ của chúng vào buổi tối sẽ là những cây có độ cao từ 5m trở xuống và có tán lớn để dễ ngủ. Những nơi như bụi rậm, có nhiều cành cây đỗ ngang cũng chính là nơi yêu thích của chúng để ngủ. Vì vậy mà các tay săn khó có thể tìm được tổ của gà rừng.

Gà rừng
Tập tính sinh sống

1.3. Tập tính sinh sản

Thời gian sinh sản của gà rừng Việt Nam sẽ vào tầm khoảng tháng 3. Một con gà rừng trống có thể giao phối với nhiều con mái khác nhau. Sau khi giao phối, gà mái sẽ làm tổ đơn sơ ở những bụi rậm để chuẩn bị đẻ trứng. Mỗi lứa sẽ có tầm 5-10 quả trứng. Sau 20-25 ngày ấp thì trứng sẽ được nở thành gà con.

1.4. Thức ăn tự nhiên

Ở trong môi trường điều kiện tự nhiên, nhóm thức ăn của chúngg là tương đối đa dạng. Thức ăn của chúng sẽ là thóc, ngô, giun đất, châu chấu, kiến, mối, các loại quả mềm, hoa cỏ dại,… Thời điểm ban ngày thì chúng sẽ đi lang thang khắp các nơi để tìm kiếm nguồn thức ăn cho mình.

2. Tình trạng gà rừng trong tự nhiên hiện nay

Trước đây thì gà rừng sinh sôi và phát triển rất nhiều ở nước ta. Thậm chí chúng còn vào trong các bản làng gần rừng để giao phối với giống gà nhà. Tuy nhiên vì bị săn bắn quá mức để lấy thịt hoặc săn bắt để làm cảnh mà số lượng gà ngoài tự nhiên suy giảm một cách đáng kể.

Việc săn bắt một cách vô tội vạ sẽ khiến cho hệ sinh thái sẽ mất cân bằng trong những khu rừng của nước ta. Với giá tiền lên đến 300 ngàn đồng/ký. Vì vậy mà những người sống xung quanh các cánh rừng đổ xô đi bẫy gà rừng mang về bán.

3. Tác dụng của thịt gà rừng Việt Nam

Thịt gà rừng được đánh giá là rất ngon. Theo như các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng dinh dưỡng trong thịt gà rất cao. 24,4% protid, 4,8% lipid, 263 mg P,14mg Ca, 0,4mg Fe. Ngoài ra còn có một số khoáng chất và vitamin,…

4. Cách nuôi gà rừng Việt Nam

Có thể thấy được giá trị kinh tế của gà rừng vô cùng to lớn, vì vậy mà ngày nay nhiều người lựa chọn chăn nuôi loại gia cầm này. Chăm sóc chúng cũng không quá khó. Chỉ gặp đôi chút khó khăn vào thời điểm ban đầu vì những tập tính hoảng của chúng còn tồn tại vào thời điểm còn nhỏ.

41. Chọn giống gà Việt Nam

Để chọn được giống gà ngon, bạn nên tìm đến những địa chỉ bán gà rừng uy tín. Chọn những chú là khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt tinh ảnh, không bị các bệnh về dị tật. Bên cạnh đó nhìn vào bộ lông nên chọn những con có lông bóng mượt, không bị ướt.

4.2. Chuồng trại

Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình cũng như số lượng nuôi mà bạn lựa chọn cách xây chuồng phù hợp. Đảm bảo phía dưới chuồng phải được xây gạch phía dưới. Có lưới bao bọc xung quanh tránh trường hợp gà bay ra ngoài đi mất.

Nền đất phải được đổ cát vàng và có thể thoát  nước nhanh nhất. Không khí thoáng mát vào mùa hè và ấm áp và mùa đông để đảm bảo sức khỏe cho gà. Đối với gà con thì phải có quay úm để cán gió, tránh cho gà bị cúm vì mắc lạnh.

4.3. Kỹ thuật nuôi

Với bản tính nhút nhát hơn nhiều so với gà ta. Giai đoạn còn nhỏ gà rừng rất khó để có thể thuần hóa. Thậm chí người nuôi phải cầm thức ăn trên tay để bón trực tiếp cho chúng ăn.

Trước khi mang gà rừng về nuôi, bạn phải vệ sinh chuồng trại một cách kỹ lưỡng trước khi thả vào chuồng. Dùng cót để quay lại nhằm đảm bảo cho gà con được ủ ấm. Có thể độn một lớp trấu dày khoảng 10-15cm. Nên đặt máng ăn trong chuồng để thuận tiện cũng như không để thức ăn bị rơi vãi ra ngoài.

Thức ăn chính của chúng là cám ngô, cám gạo, cào cào, dế và những loại rau xanh. Có thể bổ sung thêm chất đạm để có thể tăng cường sức đề kháng cho chúng. Những thực phẩm trên phải đảm bảo không để bị hôi thiu, bốc mùi hoặc là sâu mọt,…

Gà rừng
Cách nuôi gà rừng Việt Nam

4.4. Phòng bệnh cho gà rừng Việt Nam

Gà rất dễ mắc phải những bệnh như gà rù, ỉa chảy, cúm,… vì vậy ngay thời điểm còn nhỏ phải có những biện pháp phòng bệnh. Chuồng trại phải được khử trùng thường xuyên. Nếu có nghi ngờ cá thể nào mắc bệnh thì phải ngay lập tức cách ly.

5. Kết luận

Gà rừng mang lại giá trị kinh tế cũng như dĩnh dưỡng rất cao. Nắm rõ hơn những thông tin này sẽ giúp bạn có thể chăm sóc giống gà trở nên dễ dàng hơn.

Anh em hãy ghé Trại Gà để tìm hiểu thông tin về giống gà, chăn sóc gà nhà va cả gà chọi. Ngoài ra còn có nhiều thông tin, tin tức mới nhất về đá gà để anh em mê đá gà theo dõi nhé!

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn