Cách Nuôi Vịt Tối Ưu Năng Suất Lợi Nhuận Cao

Nuôi vịt là một trong những cách giúp bà con phát triển kinh tế của cá nhân cũng như cải thiện nền kinh tế đất nước. Đây là một công việc đang được chú ý và phát triển rộng rãi ở các vùng quê, bởi vì tính tiện lợi, dễ dàng và hiệu quả của nó mang lại. 

Tuy nhiên, để có được một mùa đầy năng suất thì các bà con hãy chú ý các kỹ thuật sau đây. Thực hiện đúng những phương pháp dưới đây sẽ giúp những chú  vịt được khỏe mạnh lại mang điện năng suất cao.

1. Nghề nuôi vịt và những điều cần biết

Vịt được biết đến là một loại động vật nuôi dùng để lấy thịt, thường sống ở các vùng ẩm, như: sông, suối, ruộng…vv và được các bác nông dân cực khổ để có thể chăm lo cho chúng mỗi ngày. Các món ăn được chế biến từ vịt có thể ví vụ như: vịt tiềm thuốc bắc, vịt quay, vịt nấu chao,… đó là những món ăn được chế biến từ vịt mà người dân Việt Nam thường chế biến.

Tùy vào mục đích nuôi vịt mà cách chăm sóc chúng cũng khác nhau, thường thì có 2 ký do: nuôi vịt để lấy thịt và nuôi vịt để lấy trứng. Phải có sự phân biệt bởi vì nuôi vịt để đẻ  sẽ phức tạp hơn. Ví dụ như: phải biết nuôi vịt sau khi nở, cách nuôi vịt sau khi đẻ trứng, cách điều phối nhiệt độ để chất lượng trước tốt, chú ý đến thời kỳ sinh sản…vv và nhiều kỹ thuật khác nhau cần phải học.

Trái lại thì việc nuôi vịt để lấy thịt lại dễ hơn rất nhiều, chính vì thế rất dễ dàng và phù hợp cho những người mới bắt đầu.

nuôi vịt
Học kỹ thuật nuôi vịt

Lợi ích của việc chăn nuôi vịt thịt mang lại:

  • Có thể xuất bán rất dễ dàng vì nhu cầu người dân rất nhiều
  • Phương pháp, quy trình nuôi dễ dàng 
  • Xuất bán nhanh, chỉ sau 40 ngày
  • Có thể tối ưu lợi nhuận từ việc nuôi vịt thịt, như: lông vịt được dùng để làm đồ thủ công, phân dùng để ủ làm phân hữu cơ..vv và nhiều công dụng khác

2. Cách nuôi vịt cho người mới bắt đầu

Nuôi vịt cũng giống như việc kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, biết kỹ thuật và hiểu rõ về chúng thì sẽ tối ưu được lợi nhuận cao vì đây cũng là một lĩnh vực mà như cầu người dùng khá cao. Trước khi nuôi vịt, phải chuẩn bị những gì?

Một số điều lưu ý:

  • Phải chọn những giống vịt tốt, chất lượng. Đặc điểm: năng 40 gam, mắt trong, lông tơ và sạch bệnh.
  • Vịt giống và vịt trưởng thành phải chia khác chuồng. Vịt trưởng thành có thể nuôi nhiều tầng và sạch sẽ. Nhiệt độ khoảng từ 30 đến 40 độ C và có đầy đủ ánh sáng.
  • Thức ăn chiếm đóng vai trò quan trọng, chính vì  thế hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn thức ăn.
  • Chuồng trại bắt buộc phải khử trùng.
  • Lò sưởi cho hộp ươm vịt giống là điều bắt buộc phải có.
  • Tìm kiếm được người tiêu dùng sau khi xuất bán (quan trọng).
nuôi vịt
Chuẩn bị đầy đủ chuồng trại, thức ăn trước khi nuôi

3. Những điều cần biết về việc chọn mua vịt giống

Bạn có thể chọn vịt giống là vịt con hoặc là vịt chuẩn bị đẻ trứng, tùy vào mức độ hiểu biết và cách nuôi của bạn để lựa chọn cho phù hợp. Điều quan trọng cần chú ý đó là “chất lượng vịt”.

Những loại vịt giống có giá khá cao so với giá bình thường, nhưng nó  sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc năng xuất sau này.

nuôi vịt
Chọn vịt giống tốt

4. Cách chuẩn bị truồng trại cho vịt

Địa điểm nuôi vịt là thứ thiết yếu phải chuẩn bị, vị trí thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất mang lại sẽ khác nhau. Đây là một trong những yếu tố quan trọng.

Lưu ý khi chuẩn bị chuồng trại:

  • Chuồng luôn luôn sạch sẽ và thoáng mát 
  • Độ ẩm khoảng 60% , nhiệt độ từ 35 đến 40 độ C.
  • Nơi ăn phải sạch sẽ.
  • Chuồng nuôi  phải được chiếu sáng  tối.
  • Khu vực vịt đẻ phải khô ráo, sạch sẽ.
  • Chiều cao của chuồng thích hợp cho việc nuôi và chăm sóc.

Bà con nên chú ý các lưu ý trên để tạo cho vịt một không gian và sức khỏe tốt, cũng như sẽ giúp việc chăm sóc của bà con sẽ trở nên dễ dàng hơn vì không lo tình trạng sức khỏe của vịt.

Những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc vịt:

  • Phân nhóm vịt theo kích thước, tránh việc vịt nhỏ sẽ bị ảnh hưởng từ những con lớn mang lại.
  • Vịt phải đưa vào lồng sạch.
  • Vệ sinh chuồng vịt thường xuyên.
  • Đảm bảo vịt không bị thiếu thức ăn và đồ uống.
  • Khắc phục kịp thời khi vịt bị bệnh.
nuôi vịt
Xây chuồng vịt đúng chuẩn

5. Những lưu ý khi chăm sóc vịt

Vịt được 5 – 22 tuần tuổi không được nhốt trong hộp sưởi nữa mà chuyển vào chuồng có sàn và lót trấu hay các vật liệu thấm hút cao. Sử dụng cát và vôi sống để làm nền và cát không bị vón cục. Vôi sẽ làm giảm chức năng nồng độ amoniac do phân vịt gây ra. 1:2:5 là hỗn hợp của tỷ lễ giữa cát, vôi và trấu. Lưu ý độ dày phải tối thiểu 20cm cho thảm trải sàn.

Mẹo làm giảm nguy cơ vịt chết 1 – 2 tuần tuổi

Bà con nên hạn chế và phòng ngừa vịt bị dịch bệnh, chính vì thế sẽ nâng cao năng suất và thu lại lợi nhuận cao. 

6. Những điều cần chú ý:

  • Đèn sưởi ấm được mở cả ngày lẫn đêm đối với vịt 3 tuần tuổi.
  • Nhiệt độ chuồng vịt phù hợp với từng độ tuổi.
  • Che chắn xung quanh chuồng cẩn thận, tránh tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của vịt.
  • Đặt lịch ăn cho vịt với tần suất thường xuyên.
  • Cung cấp vitamin bổ sung khi chuyển sang chuồng khác, đó cũng là một liều thuốc kháng sinh để kích thích sự thèm ăn và tăng trưởng của vịt.
  • Bố trí lưu thông trong chuồng tốt để cân bằng CO2 và O2.
  • Giữ cho chuồng luôn khô ráo, không âm ướt và luôn sạch sẽ.

Bà con nên chú ý đến sức khỏe của vịt để có những biện pháp phù hợp cho những lứa khác nhau, để trách tình trạng không mong muốn xin các bà con chú ý đến cách nuôi vịt  được nêu trên để có một mùa vịt tốt nhé!

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-trai-ga-vn