Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là bệnh sốt rét gà. Là một trong những căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao ở gà, làm giảm khả năng sinh sản và khiến gà chậm phát triển. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh này và những điều cần biết nhé!
Bệnh ký sinh trùng đường máu hay sốt rét là căn bệnh phổ biến trên gia cầm, nhất là các nước có khí hậu ẩm ướt, nắng nóng trong đó có Việt Nam. Vào mùa nóng ở nước ta là từ tháng 3 đến tháng 8 sẽ có số lượng lớn nhiễm bệnh này. Số lượng lây lan nhiều và nhanh chóng nên khó để diệt trừ triệt để, gây ra thiệt hại lớn cho chăn nuôi. Sau đây là những điều về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà.
1. Bệnh ký sinh trùng đường máu – Sốt rét ở gà
Bệnh này có tỷ lệ và mức khả năng lây nhiễm trong đang không cao, nhưng mức độ thiệt hại lại ở mức tương đương với các bệnh truyền nhiễm khác gà hay gặp. Tỷ lệ gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà mà chết là khá lớn do khi mắt bệnh thì gà sẽ có hệ miễn dịch yếu, thiếu máu dẫn đến khả năng mắc các bệnh thứ phát nguy hiểm khác cao lên.
Bệnh này có thể diễn ra ở phạm vi rộng và có tính chất vùng khá cao. Nhất là đối với những quốc gia nhiệt đới gió mùa như nước ta, đặc biệt là miền Nam – khí hậu quanh năm oi nóng, độ ẩm cao.
Nguyên nhân là do sự kiểm soát sự phát triển, tiêu diệt các vật chủ ký sinh trùng gây bệnh khó cũng như chúng có sự phát triển nhanh chóng nên việc đề phòng bệnh ký sinh trùng đường máu cần thực hiện thường xuyên và phát hiện sớm để chữa trị kịp thời. Nếu như dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn nên bà con cần chú ý bệnh này.
Tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà khá lớn, với gà nhỏ, chưa trưởng thành thì tỷ lệ nhiễm lê 75%, gà đã trưởng thành thì tỷ lệ nhiễm là 20-30%. Khi bị nhiễm bệnh này thì gà có trọng lượng giảm đi đáng kể, khả năng đẻ trứng của gà mái bị bệnh cũng giảm mất ¼.
Theo nhiều thống kê thì khi đàn gà 1000 con bị bệnh, sẽ thiệt hại khoảng 20-25 triệu đồng mỗi tháng. Dù những giống gà có sức đề kháng cao như gà tàu vàng, gà rốt ri cũng không thể chống chịu với căn bệnh này.
Các loài côn trùng là nguồn gây bệnh này, chủ yếu nhất là các vật chủ hút máu. Chính vì vậy nên bệnh sẽ dễ xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhất là quốc gia có khí hậu thích hợp cho các côn trùng hút máu phát triển. Nước ta có nhiều sông ngòi, khí hậu thích hợp cho các loài muỗi nên người chăn nuôi cần để ý bệnh này sớm nhé!
2. Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do một lại ký sinh đơn bào có tên Leucocytozoon-cauleri gây ra. Hiện nay có khoảng 67 loài Leucocytozoon gây bệnh trên gai cầm, thủy cầm và cả chim.
Đường lây nhiễm của bệnh này là thông qua vết cắn, truyền qua nước bọt của các vật chủ như muỗi, đỉa,.. Khi muỗi hút máu gà hoặc các loại gia cầm khác sẽ truyền ký sinh trùng này vào gà và gia cầm. Ký sinh trùng này có khả năng sinh sản vô tính nên sẽ nhanh chóng sinh sản, ký sinh vào hồng cầu và bạch cầu. Sau đó theo máu đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể gà, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
3. Các triệu chứng của bệnh
Mỗi bệnh do một chủng Leucocytozoon sẽ có những triệu chứng khác nhau. Số lượng ký sinh trùng và sức khỏe của gia cầm cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và thời gian ủ bệnh của gia cầm. Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà này có thời gian ủ bệnh nằm khoảng từ 1-2 tuần.
Sau đây là một số triệu chứng giúp bà con sớm phát hiện bệnh này: Gà bị sốt cao, ít đi lại, có các triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn. Mào gà nhợt nhạt, sau nhiều ngày thì trở nên trắng bệch.
Đồng thời, gà có triệu chứng thiếu máu, hay bị mất thăng bằng, tốc độ thở nhanh. Gà bị tiêu chảy, phân có màu xanh lá cây, nếu bệnh nặng hơn còn có thể đi ngoài ra máu. Ngoài một số biểu hiện trên, gà bị nhiễm còn có thể xuất hiện thêm hiện tượng chảy máu mồm. Người chăn nuôi nên lưu ý về hiện tượng nhiễm bệnh này sẽ ngày một tăng nhiều trong đàn.
4. Biện pháp phòng ngừa
Đối với bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thì bà con nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho tốt sau đây:
- Bệnh này lây qua việc bị các con côn trùng hút máu cắn như Muỗi hoặc đỉa nên cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng trong chuồng và cả môi trường xung anh. Tránh để muỗi sinh sản và phát triển qua các ao nước đọng.
- Nên quan sát theo dõi sức khỏe của đàn gà thường xuyên, có các biện pháp chăm sóc và nâng cao sức khỏe, đề kháng của gà.
- Thường xuyên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và đề kháng, bên bổ sung vitamin như A, K, thuốc bổ, men tiêu hóa vào thức ăn hoặc nước uống cho gà.
- Người chăn nuôi có thể hòa 1ml SORBITOL HOẶC LIVERCIN vào trong khoảng 1 lít nước để gà uống giúp giải độc cơ thể, tăng cường sự hoạt động của gan và thận.
- Nên cho gà ăn đủ, kết hợp nhiều loại thức ăn để tăng tính đa dạng về dinh dưỡng, giúp gà đủ chất, cải thiện tốt miễn dịch, tiêu hóa.
- Nên quan sát gà thường xuyên để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời khi mới xuất hiện bệnh ký sinh trùng đường máu, tránh việc lây lan rộng ra cả đàn.
5. Điều trị bệnh ký sinh trùng
Cách điều trị gà nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là cần sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp có thành phần chứa Sulfamethazine, Sulfadimethoxin, Rigecoccin. Liều dùng nên hòa tan với 2 lít lượng 1 lượng khoảng 1gr và cho gà uống từ 5-7 ngày liên tục nhau.
Bệnh này là một bệnh nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh. Do đó, bà con nên chú ý biểu hiện của bệnh này trên gia cầm và có biện pháp điều trị, cách ly kịp thời tránh gây thiệt hại đến đàn gà.
Hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa bệnh như vệ sinh chuồng trại, khử trùng diệt côn trùng thường xuyên. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho đàn gà, nên cách ly gà lây nhiễm bệnh, để tránh lây lan rộng ra cả đàn nhé!
Bà con còn có thể tham khảo thêm các bệnh khác trên gà tại Traiga.vn để chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời cho đàn gà nhà mình cũng như các chiến kê đá gà cựa sắt nha. Chúc bà con có mùa chăn nuôi bội thu.
Tổng hợp: Traiga.vn
Tôi là Lão Ngoan Đồng với tên thật là Nguyễn Hữu Hưng, hiện tại tôi đang là một sư kê chuyên nuôi gà đá cựa sắt.